5 nhóm người dù thèm cũng không được uống nước chanh leo

Bảo Nam,
Chia sẻ

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y, chanh leo là loại quả có tính mát, vị chua ngọt. Đông y cũng tận dụng loại quả này để giải độc và bồi bổ cơ thể.

Vào những ngày hè nóng bức, được thưởng thức một cốc nước chanh leo chua nhẹ, thơm lừng quả thực là cách giải khát, thanh nhiệt vô cùng tuyệt vời.

Không những thế, thức uống từ quả chanh leo còn đem lại vô vàn tác dụng cho sức khỏe. Nghiên cứu của khoa học cho thấy, quả chanh leo có chứa một nguồn vitamin C, vitamin A dồi dào, cùng các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… Đem lại tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch và ngăn ngừa được nhiều bệnh vặt thông thường.

anhdaidien(2).jpeg

Nghiên cứu của khoa học cho thấy, quả chanh leo có chứa một nguồn vitamin C, vitamin A dồi dào, cùng các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin…

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y, chanh leo là loại quả có tính mát, vị chua ngọt. Đông y cũng tận dụng loại quả này để giải độc và bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên, chanh leo có vị chua, nhiều axit nên nó không phù hợp với tất cả mọi người.

Dưới đây là 5 đối tượng được các chuyên gia khuyến cáo rằng nên cân nhắc trước khi uống nước chanh leo.

5 nhóm người dù thèm đến mấy cũng đừng uống nước chanh leo

1. Những người đang bị bệnh dạ dày, đường ruột

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, vì chanh leo là loại quả có nhiều tính axit bậc nhất, nên nếu bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, đường ruột sử dụng quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua, viêm loét… Nhóm người này chỉ nên uống nước chanh leo khi tình trạng bệnh đã ổn định. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

cach-pha-nuoc-chanh-leo-3.jpg

2. Người đang đói bụng

Người đang đói bụng không nên uống nước chanh leo bởi loại quả này rất giàu tính axit, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Thói quen ăn đồ chua, uống đồ chua khi bụng rỗng khiến dạ dày trong quá trình co bóp sẽ bị ăn mòn bởi axit, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày.

3. Người đang sử dụng thuốc an thần

Nhóm người cần điều trị bệnh có sử dụng thuốc an thần thì không nên uống nước chanh leo hay sử dụng những món ăn có nguyên liệu chanh leo. Bởi loại trái cây này có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ, rất nguy hiểm cho những người làm công việc yêu cầu tính chính xác cao như bác sĩ, lái xe, kĩ sư...

4. Người có cơ địa dị ứng

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, người có cơ địa dị ứng không nên dùng chanh leo bởi trong loại trái cây này có chứa các chất dễ gây ra dị ứng nổi mề đay. Nếu bị dị ứng sẽ gây khó thở, phù mạch, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

thanh-phan-dinh-duong-cua-nuoc-ep-chanh-day-1024x576.jpg

5. Trẻ sơ sinh

Phụ huynh nên tránh cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh dùng chanh leo để tránh nguy cơ bị dị ứng. Với trẻ trên 2 tuổi, khi dùng chanh leo nên bỏ hạt để phòng nguy cơ bị hóc. Kể cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng chỉ nên dùng vừa phải.

Lưu ý khi uống nước chanh leo giải nhiệt mùa hè

Người khỏe mạnh cũng chỉ nên uống nước chanh leo điều độ chứ không nên lạm dụng. Tốt nhất mỗi người không nên uống quá 2 cốc chanh leo mỗi ngày. Chanh leo cũng cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát.

1653042764chanh-leo.jpg

Tốt nhất mỗi người không nên uống quá 2 cốc chanh leo mỗi ngày.

Người có bệnh tiểu đường mà không có bệnh lý dạ dày nên uống chanh leo pha loãng nhiều nước và thật ít đường.

Chanh leo cũng có tác dụng an thần, do đó những người khó ngủ nên uống trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn dễ hơn.

Chia sẻ