5 điều tuyệt đối không nên làm trong ngày nóng bức: Tưởng dưỡng sinh hóa dưỡng bệnh!
Những ngày nóng bức bắt đầu quay trở lại và duy trì những thói quen sai lầm có thể khiến cơ thể gặp họa. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần tránh trong thời gian này để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Mùa hè nóng bức là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong năm. Chúng ta thường nghe nói "dưỡng bệnh mùa đông, trị bệnh mùa hè", vì vậy nhiều người cho rằng đây là thời gian tốt để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, đừng quên rằng thời gian này cũng là lúc cơ thể dễ bị suy yếu. Do đó, cần đặc biệt chú ý để tránh các bệnh tật xâm nhập, đặc biệt là 5 sai lầm dưới đây!
5 điều tuyệt đối không nên làm trong ngày nóng bức
1. Chống nóng mà quên chống lạnh
Những người thường xuyên ở trong phòng điều hòa dễ bị sốc nhiệt hơn. Điều này là do trong mùa hè, lỗ chân lông của cơ thể mở ra, tuyến mồ hôi giúp tản nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Nếu cơ thể ở trong phòng điều hòa quá lâu, chức năng của tuyến mồ hôi có thể bị "trục trặc". Khi ra khỏi phòng điều hòa và tiếp xúc với nhiệt độ cao, cơ thể không thể tản nhiệt đủ, dẫn đến nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ.
2. Lạm dụng thực phẩm tăng cường dương khí
Chúng ta thường nghe nói "dưỡng bệnh mùa đông, trị bệnh mùa hè", nhưng nếu không biết cách thì có thể gây phản tác dụng.
Nhiều người sẽ ăn thực phẩm tăng cường dương khí trong mùa hè để điều chỉnh cơ thể, nhưng mùa hè vốn đã có dương khí mạnh. Nếu bổ sung thêm dương khí, có thể dẫn đến cơ thể bị nóng trong, mất ngủ.
3. Tắm nước lạnh ngay sau khi đổ mồ hôi
Sau khi đổ mồ hôi, lỗ chân lông của cơ thể mở ra. Nếu đột ngột bị lạnh sẽ khiến mạch máu co lại, lượng máu trở về tim tăng lên, adrenaline cũng bị kích thích tiết ra, dẫn đến tăng huyết áp.
Đối với những người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, điều này rất nguy hiểm vì có thể gây ra các biến cố tim mạch, thậm chí tử vong.
4. Tập thể dục sau khi trời mưa
Sau khi trời mưa, thời tiết sẽ mát mẻ hơn. Nhưng lúc này, hơi nước bốc lên cùng với nhiệt, làm cho độ ẩm trong không khí tăng cao.
Khi ra ngoài vào thời điểm này, cơ thể sẽ tích tụ thêm độ ẩm. Một số người có thể bị khó thở, buồn nôn, chóng mặt do sự kết hợp của độ ẩm và nhiệt.
5. Phơi nắng quá nhiều
Không phải ai cũng phù hợp với việc phơi nắng trong mùa hè. Những người có dương khí mạnh trong cơ thể nếu phơi nắng nhiều dễ bị nóng trong, gây táo bón, viêm họng.
Ngoài ra, những người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch vành nên phơi nắng một cách bình thường, không cần phải cố ý phơi lưng.
Thói quen chăm sóc sức khỏe ngày nắng nóng cần chú ý, tránh bệnh nguy hiểm
Đó là đừng để sốc nhiệt! PGS Trì Trình (chuyên khoa Cấp cứu, bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, quá trình phát bệnh của sốc nhiệt thường diễn ra theo thứ tự: Dấu hiệu ban đầu của sốc nhiệt, sốc nhiệt nhẹ và sốc nhiệt nặng.
Nhiều người không biết rằng tỷ lệ tử vong do bị sốc nhiệt nặng có thể lên đến 80%. Vì vậy, cần cảnh giác với sốc nhiệt, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau, tốt nhất nên tìm đến sự trợ giúp của y tế:
- Dấu hiệu ban đầu của sốc nhiệt: Lúc này, nhiệt độ cơ thể thường dưới 37,5℃, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi, khó tập trung. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của sốc nhiệt, cần đưa người bệnh đến nơi mát mẻ, thông gió, hạ nhiệt và bổ sung nước muối nhẹ.
- Sốc nhiệt nhẹ: Lúc này, nhiệt độ cơ thể thường tăng lên đến 38℃. Cơ thể sẽ có hiện tượng mặt đỏ, nóng, da ẩm ướt, thậm chí là nôn mửa. Trong trường hợp này cần đưa người bệnh đến nơi mát mẻ, thông gió, đặt cơ thể nằm ngang, hạ nhiệt và bổ sung nước muối.
- Sốc nhiệt nặng: Sốc nhiệt nặng có biểu hiện bao gồm chuột rút, suy kiệt cơ thể, buồn nôn và nôn, ngất.