5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ vững tinh thần suốt nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo

Old Fashioned,
Chia sẻ

Do mùa đông khắc nghiệt của Nam Cực có đến tận bốn tháng tối hoàn toàn, nên cái giá phải trả cho các nhà thám hiểm vùng cực là chịu đựng sự giam cầm dữ dội ở điều kiện sống và thời tiết khắc nghiệt nhất.

Covid-19 phức tạp vô tình đẩy làn sóng “work from home” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân đã quen với cách thức làm việc tại nhà này thì vẫn còn không ít người cảm thấy thật khó chịu, tù túng. Từ đây dẫn tới hệ quả: năng suất công việc giảm, tinh thần chẳng còn phấn chấn như khi làm việc ở công ty.

Vậy làm cách nào để hội công sở “work from home” có thể giữ vững tinh thần? - một vài đáp án tham khảo cho câu hỏi này nằm ngay dưới đây. 

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 1.

Đầu những năm 1900, các cuộc thám hiểm vùng cực đã bắt đầu được diễn ra nhằm giải đáp cho sự tò mò và giúp hoàn thiện kho tri thức về khoa học, địa lý cho loài người. Trong đó, tiên phong có thể kể đến như cuộc thám hiểm của các nhà khoa học Scotland (1902-1904), cuộc thám hiểm Nam Cực Terra Nova của Anh Quốc (1910-1913),...

Tuy nhiên, do mùa đông khắc nghiệt của Nam Cực có đến tận bốn tháng tối hoàn toàn, nên cái giá phải trả cho các nhà thám hiểm vùng cực là chịu đựng sự giam cầm dữ dội ở điều kiện sống và thời tiết khắc nghiệt nhất. 

“Sự giam cầm kinh hoàng đến mức khiến cả những người có kỷ luật nhất phải phát điên” - Chuẩn đô đốc người Mỹ chuyên thám hiểm vùng cực Richard E. Byrd cho biết. 

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 2.

Các nhà thám hiểm trong cuộc thám hiểm Nam Cực Terra Nova của Anh Quốc (1910-1913).

Nhưng không vì thế mà họ đầu hàng, để có thể hoàn thành chuyến thám hiểm của mình, các nhà thám hiểm vùng cực đã áp dụng một vài phương pháp trấn an, thúc đẩy tinh thần đặc biệt và đầy bất ngờ như sau:

Âm nhạc

Âm nhạc là thứ quan trọng nhất đối với những nhà thám hiểm vùng cực, nó giúp họ giữ vững tinh thần và đánh tan nỗi sợ hãi, cô đơn trong những ngày gần như sống tách biệt với nền văn minh nhân loại. Họ không có vây như cá cũng không có cánh như chim nhưng âm nhạc có thể giúp họ thỏa mãn cảm giác bay lên hoặc chìm xuống. 

Thời ấy công nghệ chưa phép triển, nên để có thể mang theo âm nhạc đến vùng cực, các nhà thám hiểm có người na theo cây kèn, có người na theo máy ghi âm, thậm chí cả một cây đàn banjo.

Nhà khí tượng học Leonard Hussey cho biết, âm nhạc chính là thuốc tâm thần quan trọng trong chuyến thám hiểm Nam Cực của mình, nó rất cần thiết cho ông và đồng đội.

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 3.

Thơ văn

Vào tháng 8 năm 1914, nhà thám hiểm Shackleton bắt đầu hành trình từ Anh đến Nam Cực trên chiếc tàu Endurance. Tuy nhiên, chẳng may chỉ 4 tháng sau đó, tàu va vào băng và chìm. Những thời khắc cuối trước khi chiếc tàu mất hút vào lòng đại dương, thứ đầu tiên mà Shackleton tìm cách giải cứu chính là… sách. 

Sách đóng một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các nhà thám hiểm vùng cực giữ vững tinh thần khi bị cô lập trong lạnh giá. Đặc biệt là thơ văn, bởi học thuộc chúng chính là cách giúp họ lấp đầy cái đầu trống rỗng của mình. 

Một số nhà thám hiểm còn dành thời gian rảnh để nghiên cứu về ngôn ngữ của quốc gia khác. Với họ ôm theo một vài quyển sách để duy trì việc đọc, tưởng tượng, khóc cười cùng con chữ chính là cái thú vui tao nhã, giảm thiểu căng thẳng cực kỳ hiệu quả. 

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 4.

Nhà thám hiểm Bagpiper Gilbert Kerr với chim cánh cụt trong Cuộc thám hiểm Nam Cực Quốc gia Scotland, (1902-1904).

Viết nhật ký

Viết nhật ký hàng ngày là hoạt động phổ biến của các nhà thám hiểm vùng cực với những lợi ích sau đây: Đầu tiên là giúp họ ghi lại kinh nghiệm sống trong điều kiện khắc nghiệt của mình, điều này sẽ rất có ích cho những cuộc thám hiểm khác trong tương lai. 

Thứ hai, nhật ký sẽ trở thành kỷ vật để lại cho gia đình nếu họ không may xảy ra bất trắc mãi mãi không thể trở về. Thứ ba, nhật ký ghi lại ngày tháng, duy trì nhận thức của họ về thời gian.

Cuối cùng, viết nhật ký ít nhiều sẽ giúp họ quên đi cảm giác trống trãi và tẻ nhạt của mình, nó là liệu pháp tinh thần tốt có tác dụng trấn an và tạo động lực.

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 5.

Các thành viên của đoàn thám hiểm Nam Cực Roald Amundsen (1910-1912).

Chơi cờ

Carsten Borchgrevink, lãnh đạo của Đoàn thám hiểm Nam Cực (1898-1900), cho biết: “Những đêm tối tăm lạnh lẽo cứ lặp đi lặp lại hàng ngày tấn công tâm trí của chúng tôi như những linh hồn xấu xa. 

Và tôi thấy rằng, chơi cờ vua là trò tiêu khiển rất có giá trị ở những thời điểm ấy. Đôi khi, những cộng sự của tôi hét lên vui sướng vì chiến thắng ván cờ, thật ngạc nhiên họ hoàn toàn quên đi thế nào là sợ hãi, buồn bã”.

Robert Falcon Scott, lãnh đạo Cuộc thám hiểm Terra Nova (1910-1913) cũng tiết lộ trò chơi phổ biến nhất để giải trí buổi tối của cả đoàn là cờ vua. Rõ ràng những trò chơi để giải trí cùng nhau có một tầm quan trọng không thể thiếu đối với các nhà thám hiểm, có nó, những cảm giác chán nản sẽ bị “trục xuất” khỏi bầu không khí chung.

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 6.

Ảnh chụp một hang băng trong cuộc thám hiểm Nam Cực của Anh năm 1911-1913.

Nấu ăn

Hầu hết tất cả các loại thực phẩm của các nhà thám hiểm vùng cực đều là đồ khô hoặc thực phẩm đóng hộp. Về lâu về dài, các món ăn tẻ nhạt này đã khiến không ít người cảm thấy bữa ăn thật nặng nề và chán nản. 

Để giải quyết vấn đề này, các nhà thám hiểm đã cùng nhau học nấu ăn. Họ kết hợp đủ loại thực phẩm mình có trong kho, thậm chí còn thử chế biến cả những thứ có ngoài tự nhiên như thịt hải cẩu, thịt chim cánh cụt. 

Cảm giác háo hức sáng tạo món ăn, chờ đồng đội thưởng thức và đánh giá đã góp phần giúp họ có thật nhiều tinh thần trong những ngày bị “giam cầm” ở vùng cực. 

“Tôi đã tìm thấy cuốn sách dạy nấu ăn! Tôi vui mừng hét to đến nỗi bản thân mình còn cảm thấy xấu hổ. Không có loại sách nào dạt vào bờ biển ở một nơi bị bỏ rơi như thế này có thể được nghiên cứu nhiều hơn là một quyển sách nấu ăn” - nhà thám hiểm Richard E. Byrd từng viết trong nhật ký.

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 7.

Quả thật, thám hiểm vùng cực là một trong những thành tựu to lớn mà chúng ta đã làm được trong lịch sử, thế nhưng cái giá phải trả cũng thật quá đắt dành cho bất kỳ ai tham gia. 

Nhưng qua đó, chúng ta hiểu ra rằng, khả năng chịu đựng của con người phi thường đến nhường nào khi linh hoạt tìm cách chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết và những thương tổn về tinh thần trong những ngày gần như bị “đóng băng” trong giá rét, cũng như là nỗi cô đơn vô tận.

Thế mới thấy những ngày thực hiện chỉ thị giãn cách ly và làm việc tại nhà của hội công sở giữa thời điểm này thực chất chẳng là gì so với sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân, chẳng qua là chúng ta chưa biết cách làm quen với nó mà thôi. 

Hy vọng qua đây, mỗi người có thể tìm được cho riêng mình một liệu pháp tinh thần hữu hiệu để những ngày làm việc tại nhà duy trì được năng suất cao và vơi bớt vài phần tẻ nhạt!

5 cách giúp các nhà thám hiểm vùng cực giữ tinh thần trong nhiều tháng bị cô lập, dân công sở “work from home” có thể học theo - Ảnh 8.

 

Chia sẻ