4 thói quen dùng giẻ lau bếp âm thầm đầu độc cơ thể, nguy hiểm cho cả nhà

Kim Phụng,
Chia sẻ

Dùng giẻ lau bếp để làm sạch căn bếp sau mỗi lần nấu ăn là thói quen của nhiều người. Nhưng dùng nó theo cách này sẽ giống như sức khỏe của bạn đang bị đầu độc mỗi ngày.

Ngoài vệ sinh môi trường bếp, rửa bát đũa, nồi chảo thì giẻ lau bếp là vật dụng được dùng thường xuyên nhất - cũng cần được phân loại và giặt sạch phù hợp.

Theo một khảo sát về vệ sinh bếp của các gia đình được công bố bởi Hiệp hội Y khoa Trung Quốc , các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, số lượng vi khuẩn trên một miếng giẻ lau bếp cỡ nhỏ đã lên tới 500 tỷ với gần 352 chủng, nhiều gấp 100 lần so với trên bồn cầu. Các vi khuẩn phổ biến đó là: Escherichia coli (E.coli), vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcusureus), vi khuẩn Acinetobacter, Salmonella, nấm mốc Aspergillus flavus cùng rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác.

4 thói quen dùng giẻ lau bếp âm thầm đầu độc cơ thể, nguy hiểm cho cả nhà- Ảnh 1.
4 thói quen dùng giẻ lau bếp âm thầm đầu độc cơ thể, nguy hiểm cho cả nhà- Ảnh 2.

Ảnh: Sohu

Khi thực phẩm và tiếp xúc với các bề mặt được lau bằng giẻ lau/khăn bẩn có thể gây bệnh cho người sử dụng, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu, người già hay trẻ nhỏ. Đó có thể là các bệnh tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, hay thậm chí là cả ung thư.

Chính vì thế, khi sử dụng giẻ lau bếp, nếu cứ "khăng khăng" giữ 4 thói quen này, nguy cơ bệnh tật tìm đến cả gia đình là rất cao!

Dùng một miếng giẻ lau cho nhiều mục đích khác nhau

Nhiều người có thói quen sử dụng một miếng giẻ lau để lau bàn bếp, lau thớt, lau khu rửa bát, lau bàn ăn và thậm chí là lau tay mà không hề có sự phân loại "theo khu vực sử dụng". Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn, vi khuẩn dễ dàng chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Nói cách khác chính là cần phân loại giẻ lau bếp một cách cẩn thận. Ngoài ra cũng cần chú ý, tránh để thức ăn nấu chín gần giẻ lau khu vực sơ chế thực phẩm sống.

Không thay giẻ lau thường xuyên

Một miếng giẻ lau luôn có hạn sử dụng, đừng tiết kiệm mà dùng tới khi miếng giẻ đã mục nát hay đen đúa. Việc thay giẻ lau thường xuyên giúp ngăn ngừa sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và mầm bệnh. Nhà bếp là nơi xử lý nước từ thực phẩm, nước vệ sinh và dầu mỡ. Bề mặt của giẻ lau có thể trông sạch sẽ nhưng thực tế sẽ có hàng nghìn vi khuẩn trên đó.

4 thói quen dùng giẻ lau bếp âm thầm đầu độc cơ thể, nguy hiểm cho cả nhà- Ảnh 3.

Ảnh: 京东健康- JD.com

Thời gian thay giẻ lau phụ thuộc vào độ sạch, độ mềm và khu vực sử dụng miếng giẻ lau là gì. Nhưng nhìn chung, với các loại giẻ lau thông thường, nên thay tối đa 3 tháng một lần. Đối với những loại giẻ lau bếp tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ hay thực phẩm sống thì nên thay mỗi tuần một lần và tiệt trùng bằng nước sôi sau mỗi lần sử dụng.

"Quên" không tiệt trùng!

Cũng giống như bát đũa, giẻ lau bếp cũng cần được khử trùng ở nhiệt độ cao thường xuyên bởi các vi khuẩn và nấm mốc có thể dễ dàng nhân lên trong môi trường ẩm ướt của giẻ. Cách đơn giản để khử trùng giẻ lau là dùng nước giặt chuyên dụng để giặt và đun trong nước sôi 15 phút để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh thông thường.

4 thói quen dùng giẻ lau bếp âm thầm đầu độc cơ thể, nguy hiểm cho cả nhà- Ảnh 4.
4 thói quen dùng giẻ lau bếp âm thầm đầu độc cơ thể, nguy hiểm cho cả nhà- Ảnh 5.

Ảnh: Sohu, ETtoday

Không giặt giẻ lau sau mỗi lần sử dụng và phơi khô hoàn toàn

Không nên chỉ vo tròn giẻ và để tự khô trong bếp hay chỉ giặt một phần giẻ lau bị bẩn. Điều này chỉ khiến miếng giẻ lau trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển mà thôi. Thay vào đó, hãy giặt giẻ lau bếp sau mỗi lần sử dụng. Sau khi giặt xong cần phơi khô hoàn toàn miếng giẻ lau ở nơi thông gió và có nắng để chúng được khô hoàn toàn.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ