4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể
Đằng sau những món tráng miệng nổi tiếng của mùa Giáng sinh là những câu chuyện vô cùng thú vị.
Panettone – Chiếc bánh nho ngọt ngào
Chiếc bánh mì Pannettone là loại bánh cổ truyền của người Milan nước Ý, thường ăn vào dịp Giáng Sinh. Bánh mềm xốp, có vị bơ trứng và hơi ngọt từ nguyên liệu chính đó là nho và hoa quả khô bên trong.
Câu chuyện kể rằng: Có một chàng trai tên Ughetto xuất thân quý tộc tại Milan. Làm nghề nuôi chim ưng cho công tước, trót đem lòng yêu cô con gái của người thợ làm bánh tên là Tony. Do xuất thân thấp kém của cô gái nên cả hai đã không thể đến với nhau. Vậy là chàng trai đã nghĩ ra cách làm trong tiệm bánh của cô gái để họ có thể bên nhau và giúp cô chuẩn bị bánh.
Nhưng việc kinh doanh không tốt, chàng bèn nghĩ ra cách bán đi chim ưng của mình, lấy tiền để mua thêm nguyên liệu tốt hơn để làm bánh như: Bơ, hoa quả tẩm đường, nho khô. Sau bao lần cố gắng, cửa tiệm cũng đông nghịt khách xếp hàng đến mua tại tiệm của ông Tony.
Từ đó bánh có tên là Panettone cũng có nghĩa là bánh mì của Tony. Và tên chàng trai Ughetto hao hao giống theo tiếng địa phương nghĩa là nho khô (Ugheti) mà đó cũng chính là nguyên liệu chính cho món bánh này. Từ đó họ giàu có và chàng trai đã có thể kết hôn với nàng.
Buche De Noel – Bánh khúc cây truyền thống:
Bánh Buche de Noel còn có tên gọi khác là Yule log cake. Kể rằng vào thời xa xưa trong lễ hội Yule, mọi người phải chuẩn bị khúc gỗ lớn và đốt nó lên trong suốt 12 đêm để chào đón sự trở lại của thần mặt trời vì sự sùng bái thần linh. Nếu khúc cây cháy trước lúc lễ kết thúc sẽ là báo hiệu một điềm không lành cho cả năm.
Vì vậy một người thợ làm bánh người Pháp vào năm 1875, đã nghĩ ra làm bánh ngọt hình khúc cây thay cho khúc gỗ thật. Và trang trí thêm cho bánh sinh động như: ông già Noel, cây thông, tuyết...
Gingerbread House – Ngôi nhà gừng đáng yêu
Món bánh quy gừng ấm áp thường xuất hiện vào dịp Giáng Sinh. Với hình dạng ngôi nhà xinh xắn phủ đầy tuyết trắng từ đường và trang trí Noel. Bánh được làm từ mật ong đun sôi với gừng cùng các nguyên liệu khác làm nên.
Bánh xuất hiện đầu tiên sau khi câu chuyện cổ tích Hansel và Gretel của an hem nhà Grimm ra đời vào thế kỷ thứ 19. Câu chuyện kể về đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Đang đói thì thấy một ngôi nhà làm từ bánh và trang trí rất bắt mắt của mụ phù thuỷ để dụ trẻ em. Từ câu chuyện đó đã gợi lên cảm hứng cho các tiệm bánh ở Đức. Dần về sau bánh phổ biến vào dịp lễ Giáng Sinh.
Kẹo cây gậy – Que kẹo của Chúa
Kẹo hình cây gậy với chút sắc đỏ và vị the mát đã dần phổ biến vào dịp Giáng sinh. Và thường được làm thành vật để có thể trang trí lên cây thông. Câu chuyện đằng sau của chiếc kẹo gậy như thế này. Nếu bạn tinh mắt lật ngược chiếc que kẹo lại sẽ thành chữ cái J trong bảng chữ cái tiếng anh.
Cũng chính là chữ J trong tên của Chúa Jesus. Màu trắng tượng trưng cho sự trinh tiết của Đức Mẹ Đồng Trinh. Độ cứng của kẹo có ý chỉ sự sắt đá, vững chắc của nhà thờ và lời hứa của Chúa. Màu đỏ biểu tượng cho những giọt máu của Chúa rơi xuống vì phải chịu đựng khi ngài bị đóng và chết trên cây thánh giá.