4 món ăn tuyệt ngon được chế từ cây dọc mùng
Những cây dọc mùng dân dã nhưng có thể được chế biến thành vô vàn món ăn ngon khó quên.
Dọc mùng là loại rau có hình dáng giống với khoai nước nhưng bẹ to và trắng hơn, thân và lá cũng dài hơn. Nếu không sành thì rất dễ nhầm 2 loại này với nhau.
Dọc mùng có thể được dùng để nấu rất nhiều món ăn ngon để cả gia đình thưởng thức. Cùng điểm xem loại rau dân dã này có thể chế biến được thành những món gì nhé.
1. Bún dọc mùng
Bún dọc mùng là món ăn rất được ưa chuộng ở miền Bắc bởi mang đến cái mát vào mùa hè và cái ấm nóng nghi ngút vào mùa đông. Bún dọc mùng gồm bún, dọc mùng, móng giò, đôi khi thêm cả mọc, thịt chân giò thái mỏng, lưỡi heo, sườn hay rau cần.
Bát bún dọc mùng hội tụ cả hương lẫn sắc. Màu xanh của dọc mùng, màu trắng của bún, thêm chút vàng của chân giò được ướp nghệ, màu xanh của hành lá… tất cả tạo thành một bức tranh đẹp mắt.
Nguồn ảnh: Thanh Niên
Nguồn ảnh: Ngôi Sao
Nguồn ảnh: cu kit family's blog
Khi ăn bún dọc mùng, người ta cảm nhận được rõ cái giòn giòn sật sật của dọc mùng, cái ngọt của thịt, đậm đà của nước dùng… được kết hợp với nhau hài hòa và đầy hấp dẫn. Người ta cũng có thể nấu dọc mùng với bún cá ăn cũng rất ngon và hợp.
2. Canh chua dọc mùng
Canh chua dọc mùng có thể nấu chung với sườn, chân giò, hến, cá... cùng cà chua, sấu, hành khô, hành lá và mùi tàu. Nước dùng được làm từ các loại thực phẩm trên đều rất ngọt, thêm cà chua, vài quả sấu, khi tất cả đã sôi thì thêm dọc mùng vào và rắc chút hành mùi lên trên. Thế là ta đã có một bát canh dọc mùng thơm ngon.
Ảnh: sưu tầm
Nguồn ảnh: Tạp chí Ăn ngon.
Ảnh: sưu tầm
Canh chua dọc mùng ăn rất bổ dưỡng và đủ chất. Không những vậy, từng ngụm canh dọc mùng thanh mát giúp xua tan cảm giác háo nước và đổi vị cho cả gia đình sau những bữa ăn đã chán ngấy vì thịt.
3. Dưa dọc mùng
Là đặc sản có nguồn gốc từ xứ Nghệ, dọc mùng được muối thành dưa bằng cách: dọc mùng tươi được phơi khô rồi xếp vào vại, thêm hỗn hợp nước muối, nén chặt, để nơi thoáng mát vài ngày là ăn được.
Ảnh: sưu tầm
Nguồn: ph.lanhoa (Diễn đàn CĐV SLNA).
Sau đó đã có dưa mùng, người ta có thể đem nó để nấu bún, kho cá hay nấu canh chua đều rất ngon. Dưa mùng nay không chỉ còn là “độc quyền” của người xứ Nghệ mà còn lan ra nhiều nơi bởi vị chua chua, giòn giòn của nó giúp “đánh tan cái ngán” cho các bữa cơm toàn thịt và mỡ, cũng như khiến mâm cơm gia đình thêm đầy đủ và trọn vị hơn.
4. Nộm dọc mùng
Nộm dọc mùng bắt nguồn từ các tỉnh phía Nam, được bà con nghĩ ra để làm món ăn xua tan cái nóng ngày hè. Sau đó, nó lan rộng ra cả các tỉnh miền Bắc bởi nguyên liệu dân dã, rẻ tiền mà khi ăn lại vô cùng lạ miệng.
Ảnh: sưu tầm
Nguồn ảnh: Tạp chí ẩm thực
Nộm dọc mùng gồm dọc mùng, lạc rang, rau thơm các loại, chanh ớt, gia vị, đường, tiêu, mắm… được kết hợp với nhau để tạo nên hỗn hợp giòn mát, chua ngọt rất dễ chịu. Biến tấu của món nộm này còn được thêm cả đậu phụ, thịt bò khô, tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ thái nhỏ hay thịt gà xé sợi để tăng thêm cả chất và vị cho món ăn.
Dọc mùng có thể được dùng để nấu rất nhiều món ăn ngon để cả gia đình thưởng thức. Cùng điểm xem loại rau dân dã này có thể chế biến được thành những món gì nhé.
1. Bún dọc mùng
Bún dọc mùng là món ăn rất được ưa chuộng ở miền Bắc bởi mang đến cái mát vào mùa hè và cái ấm nóng nghi ngút vào mùa đông. Bún dọc mùng gồm bún, dọc mùng, móng giò, đôi khi thêm cả mọc, thịt chân giò thái mỏng, lưỡi heo, sườn hay rau cần.
Bát bún dọc mùng hội tụ cả hương lẫn sắc. Màu xanh của dọc mùng, màu trắng của bún, thêm chút vàng của chân giò được ướp nghệ, màu xanh của hành lá… tất cả tạo thành một bức tranh đẹp mắt.
Nguồn ảnh: Thanh Niên
Nguồn ảnh: Ngôi Sao
Nguồn ảnh: cu kit family's blog
Khi ăn bún dọc mùng, người ta cảm nhận được rõ cái giòn giòn sật sật của dọc mùng, cái ngọt của thịt, đậm đà của nước dùng… được kết hợp với nhau hài hòa và đầy hấp dẫn. Người ta cũng có thể nấu dọc mùng với bún cá ăn cũng rất ngon và hợp.
2. Canh chua dọc mùng
Canh chua dọc mùng có thể nấu chung với sườn, chân giò, hến, cá... cùng cà chua, sấu, hành khô, hành lá và mùi tàu. Nước dùng được làm từ các loại thực phẩm trên đều rất ngọt, thêm cà chua, vài quả sấu, khi tất cả đã sôi thì thêm dọc mùng vào và rắc chút hành mùi lên trên. Thế là ta đã có một bát canh dọc mùng thơm ngon.
Ảnh: sưu tầm
Nguồn ảnh: Tạp chí Ăn ngon.
Ảnh: sưu tầm
Canh chua dọc mùng ăn rất bổ dưỡng và đủ chất. Không những vậy, từng ngụm canh dọc mùng thanh mát giúp xua tan cảm giác háo nước và đổi vị cho cả gia đình sau những bữa ăn đã chán ngấy vì thịt.
3. Dưa dọc mùng
Là đặc sản có nguồn gốc từ xứ Nghệ, dọc mùng được muối thành dưa bằng cách: dọc mùng tươi được phơi khô rồi xếp vào vại, thêm hỗn hợp nước muối, nén chặt, để nơi thoáng mát vài ngày là ăn được.
Ảnh: sưu tầm
Nguồn: ph.lanhoa (Diễn đàn CĐV SLNA).
Sau đó đã có dưa mùng, người ta có thể đem nó để nấu bún, kho cá hay nấu canh chua đều rất ngon. Dưa mùng nay không chỉ còn là “độc quyền” của người xứ Nghệ mà còn lan ra nhiều nơi bởi vị chua chua, giòn giòn của nó giúp “đánh tan cái ngán” cho các bữa cơm toàn thịt và mỡ, cũng như khiến mâm cơm gia đình thêm đầy đủ và trọn vị hơn.
4. Nộm dọc mùng
Nộm dọc mùng bắt nguồn từ các tỉnh phía Nam, được bà con nghĩ ra để làm món ăn xua tan cái nóng ngày hè. Sau đó, nó lan rộng ra cả các tỉnh miền Bắc bởi nguyên liệu dân dã, rẻ tiền mà khi ăn lại vô cùng lạ miệng.
Ảnh: sưu tầm
Nguồn ảnh: Tạp chí ẩm thực
Nộm dọc mùng gồm dọc mùng, lạc rang, rau thơm các loại, chanh ớt, gia vị, đường, tiêu, mắm… được kết hợp với nhau để tạo nên hỗn hợp giòn mát, chua ngọt rất dễ chịu. Biến tấu của món nộm này còn được thêm cả đậu phụ, thịt bò khô, tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ thái nhỏ hay thịt gà xé sợi để tăng thêm cả chất và vị cho món ăn.