4 ĐIỀU không nên khiêm tốn kẻo bị người khác coi thường – Đây là cách sống ở đời mà ai cũng cần học!
Trong nhiều tình huống, chúng ta cần đấu tranh vì lợi ích và cơ hội cho bản thân. Nếu bạn giữ thái độ quá khiêm tốn thì đó chính là nhượng bộ, bạn sẽ dễ bị người khác thao túng.
Khiêm nhường là một trong những đứa tính tốt. Cổ nhân từng có câu nói sâu sắc về sự khiêm nhường như sau: "Khiêm nhường giống như dòng nước chảy. Nước có lợi cho vạn vật mà không tranh giành, luôn vô tư".
Chúng ta cũng nên khiêm tốn, khiêm nhường như dòng nước. Đôi khi, việc giành giật không chỉ khiến chúng ta mất đi những gì mình mong muốn mà thậm chí còn gây ra tai họa khủng khiếp.
Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là không đấu tranh. Trong nhiều tình huống, chúng ta cần đấu tranh vì lợi ích và cơ hội cho bản thân. Nếu bạn giữ thái độ quá khiêm tốn thì đó chính là nhượng bộ, bạn sẽ dễ bị người khác thao túng.
Vì vậy, đây là 4 điều nhất định bạn không được khiêm tốn nếu không muốn bản thân bị người khác đánh giá thấp.
1. Đừng tỏ ra khiêm tốn khi bị bắt nạt
Bản chất con người là bắt nạt kẻ yếu và sợ hãi kẻ mạnh. Trong Tâm lý học, có một khái niệm nổi tiếng được gọi là "hiệu ứng mèo đá". Nghĩa là con người có xu hướng bộc lộ cảm xúc với những người yếu thế hơn mình hoặc có trình độ thấp hơn mình. Điều này có thể gây ra sự lây lan của những cảm xúc tiêu cực.
Đưa ra một ví dụ rất đơn giản như sau. Người quản lý nọ bị sếp khiến trách nặng lời. Anh ta thấy vô cùng tức giận nhưng không dám nổi giận với sếp nên đã trút tất cả sự bực dọc với nhân viên cấp thấp hơn.
Đây chính là "hiệu ứng con mèo". Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy con người thường không dám bộc lộ cảm xúc với những người mạnh hơn mình nhưng lại bộc lộ những cảm xúc tiêu cực với những người yếu đuối hơn mình. Bởi họ biết rằng người yếu thế hơn thường ít phản kháng.
Chính vì vậy, bạn không được tỏ ra khiêm tốn khi bị người khác bắt nạt. Một khi đối phương đánh giá bạn yếu thế sẽ dễ dàng bắt nạt hết lần này tới lần khác. Hiện tượng này phổ biến trong học đường.
2. Đừng giữ thái độ khiêm tốn khi bạn có khả năng
Nhiều người cho rằng bản thân cần giữ thái độ khiêm tốn dù có năng lực. Đặc biệt, không nên thể hiện năng lực nơi làm việc bởi sẽ bị đồng nghiệp ghen ghét, đố kỵ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc thầm lặng, giấu đi năng lực của mình sẽ mờ nhạt tại nơi làm việc cũng như ngoài cuộc sống.
Hãy cho người khác biết bạn giỏi lĩnh vực nào, chỉ bằng cách này mọi người mới ghi nhận và nể phục bạn. Lãnh đạo thấy được năng lực của bạn cũng mới đánh giá cao và cân nhắc, giúp bạn có cơ hội thăng tiến. Một công ty quá lớn, lãnh đạo không thể quan tâm đến từng nhân viên, mà chỉ đánh giá những gì qua những gì nhìn thấy. Đó là lý do lãnh đạo thường thích nhân viên làm thêm giờ.
Vì thế, hãy khiêm tốn ở mức độ vừa phải, đừng khiến bản thân bị lu mờ. Nếu không, ngay cả khi bạn làm rất nhiều việc nhưng vẫn chỉ là nhân viên vô danh, không được trọng dụng, tất nhiên chẳng đem lại lợi ích gì cho sự nghiệp.
3. Đừng tỏ ra khiêm tốn khi tranh giành cơ hội
Do bị ảnh hưởng bởi tư duy truyền thống, nhiều người cho rằng việc tranh giành cơ hội dường như là điều rất xấu hổ, thể hiện bản thân không khiêm tốn.
Nhưng trên thực tế, cơ hội chỉ đến với những người có sự chuẩn bị chu đáo từ trước. Đơn giản như ở công ty, sếp thường thường thích những nhân viên năng động, biết chớp thời cơ, tận dụng cơ hội.
Thực tế trong cuộc sống, cơ hội có thể tìm thấy ở khắp nơi, chỉ là bạn có đôi mắt tinh tường trong việc phát hiện hay không. Đôi khi, cơ hội ẩn giấu trong những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống và chỉ những người nhanh nhạy mới có thể khám phá.
Chúng ta cũng phải học cách tạo ra cơ hội khi cơ hội chưa tới. Đây gọi là đúng lúc, đúng nơi, đúng người để có thể phát triển bản thân.
4. Đừng tỏ ra khiêm tốn khi tranh giành quyền lợi
Không ít người vì khiêm tốn mà nên nhượng bộ người khác, đây là sự thiếu khôn ngoan. Càng nhượng bộ, bạn có thể bị người khác bắt nạt.
Đây là điều mà Tâm lý học gọi là "hiệu ứng cửa sổ vỡ". Nghĩa là khi để một sự việc không mong muốn tồn tại sẽ khiến nhiều người chủ động bắt chước khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Hiệu ứng tâm lý này giúp con người biết rằng, mỗi chúng ta phải có điểm mấu chốt, nhất là khi đấu tranh vì quyền lợi, đừng để người khác lợi dụng. Im lặng hết lần này tới lần khác sẽ chỉ khiến mọi người dễ bắt nạt bạn.
Vì vậy, khi bảo vệ lợi ích, bạn không nên quá khiêm tốn kẻo sẽ bị ức hiếp, đó là quy luật muôn đời. Khi ai đó thực hiện những điều gây tổn hại tới bạn, hãy mạnh mẽ đứng lên đấu tranh.