3 'thần dược' và 5 phương pháp dưỡng gan
Bên cạnh cà rốt, 3 loại thực phẩm này cũng là “chiến binh” bảo vệ gan kỳ cựu.
Dấu hiệu gan có bệnh
Gan là bộ phận nội tạng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Gan có nhiệm vụ lọc máu và thanh lọc các chất dinh dưỡng trước khi để chúng đi sâu vào các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lý về gan để lại những biểu hiện khá rõ ràng. Bên cạnh những dấu hiệu khác trên cơ thể, trên khuôn mặt cũng sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu cảnh báo bệnh gan có thể dễ dàng nhận ra.
1. Vàng da
Thông thường, một người khỏe mạnh bình thường sẽ có một làn da sáng hồng, rạng rỡ. Tuy nhiên, khi chức năng gan gặp vấn đề, sắc tố bilirubin sẽ vào máu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da, dẫn tới căn bệnh vàng da mà chúng ta thường nghe.
Khi soi gương, nếu bạn thấy màu da của mình có hơi ngả vàng một cách bất thường thì hãy đi thăm khám vì đó là "tín hiệu SOS" mà gan đang cố báo hiệu cho bạn.
2. Nổi mụn trên trán
Chắc chắc bất cứ ai trong số chúng ta đều căm ghét những cục mụn phiền toái làm ảnh hưởng đến dung nhan của bản thân, nhưng đôi khi những cục mụn đó chính là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan của bạn đang gặp vấn đề.
Nếu trên trán của bạn không ngừng nổi những cục mụn to nhỏ, thì có thể đó là báo động cơ thể đang tích lũy quá nhiều độc tố. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên tìm cách điều trị sớm.
3. Mắt mờ, tròng trắng hơi ngả vàng
Y học cổ truyền cho rằng gan khai thông với mắt, gan và mắt không thể tách rời, nếu gan bị tổn thương thì mắt có thể mờ, tiết nhiều nước, khô mắt. Đồng thời, tròng trắng cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu ngả vàng một cách bất thường, đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo của việc suy giảm chức năng gan, mọi người chớ xem nhẹ.
4. Miệng có vị đắng chát
Nếu sau mỗi buổi sáng thức dậy, miệng bạn có cảm giác đắng, khô miệng, đắng miệng và hơi thở có mùi thì thực ra là do lá gan đang "than thở" với bạn.
Nhiều người biết rằng cà rốt có tác dụng bổ gan và cải thiện thị lực rất tốt vì nó rất giàu carotene, sau khi chuyển hóa thành vitamin A có thể giúp dưỡng gan và bảo vệ mắt.
3 thực phẩm dưỡng gan
Nhưng "nhà vô địch" thực sự trong làng dưỡng gan lại không phải là cà rốt, mà là 3 thực phẩm này:
1. Tiết lợn
Tiết lợn thực chất là một loại thực phẩm giải độc và làm đẹp rất tốt, có thể giúp hấp thụ độc tố và cặn bã trong cơ thể để bài tiết ra ngoài. Đồng thời, tiết lợn còn có thể giúp bổ khí huyết, thúc đẩy quá trình tổng hợp Hemoglobin, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Trên thực tế, tiết lợn chính là "cao thủ" dưỡng gan chân chính, không chỉ có thể giúp đào thải độc tố và cặn bã tồn đọng trong gan, mà nó còn giúp cải thiện chức năng tái tạo máu của gan, phòng ngừa các bệnh về gan.
2. Rau chân vịt
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ăn nhiều rau chân vịt hằng ngày có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gan, nuôi dưỡng gan tốt hơn, nâng cao chức năng giải độc và trao đổi chất của gan, giảm bớt áp lực lên gan và tránh xa các bệnh về gan như xơ gan.
3. Tỏi đen
Tỏi đen chứa nhiều allicin và selen giúp ức chế sự tích tụ và kết tủa của độc tố trong gan. Ngoài ra, tỏi đen có tác dụng giải độc, làm đẹp, chống viêm và khử trùng rất tốt, giúp dưỡng gan và phục hồi những tổn thương của tế bào gan và ngăn ngừa bệnh gan.
Ngoài chế độ ăn uống, những phương pháp dưỡng gan dưới đây cũng rất hiệu quả:
1. Bỏ rượu
Rượu sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan, cho nên bạn phải bỏ rượu càng sớm càng tốt để giúp cải thiện chức năng gan và phòng ngừa tắc nghẽn gan.
2. Kiểm soát cân nặng
Béo phì là gốc rễ của mọi bệnh tật, người béo phì nếu bị gan nhiễm mỡ thì khả năng mắc bệnh xơ gan cũng tăng lên rất nhiều. Vì vậy, quan trọng nhất là phải học cách kiểm soát cân nặng của mình ở mức ổn định.
Béo phì là gốc rễ của mọi bệnh tật, người béo phì nếu bị gan nhiễm mỡ thì khả năng mắc bệnh xơ gan cũng tăng lên rất nhiều. Vì vậy, quan trọng nhất là phải học cách kiểm soát cân nặng của mình ở mức ổn định.
3. Thường xuyên vận động, tập thể dục
Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể ưa vận động. Tập thể dục nhiều hơn có thể giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình bài tiết, chuyển hóa chất độc và chất thải, giảm đáng kể áp lực lên gan, cải thiện chức năng gan.
4. Hạn chế thức khuya
Không thức khuya, ngủ sớm dậy sớm và ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện chức năng giải độc và trao đổi chất của gan, giúp gan được cải thiện đáng kể.
5. Nuôi dưỡng một tâm hồn tích cực
Trong cuộc sống, ta cần duy trì một thái độ lạc quan, tích cực. Y học cổ truyền cho rằng tức giận sẽ làm tổn thương gan. Việc thường xuyên đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan. Thế nên, nếu có thể hãy làm những việc mình thích và giữ tâm thái tích cực.