3 nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ và những con số tiết lộ khả năng sinh sản của bạn
Nếu vợ chồng bạn đang cố gắng thụ thai nhưng lại lo lắng chuyện mình có thể bị bệnh gì đó ảnh hưởng đến khả năng sinh con thì tốt nhất nên tìm hiểu thông tin và làm các kiểm tra cần thiết tại bệnh viện.
Tiến sĩ Christopher Chong, chuyên gia tư vấn sản phụ khoa của Bệnh viện Gleneagles và SmartParents, giải thích rằng thực hiện một số tư vấn định trước khi có một em bé có thể khiến các bạn sợ hãi và lo lắng nhưng nó lại thực sự cần thiết.
Nếu vợ chồng bạn đang cố gắng thụ thai thì tốt nhất nên tìm hiểu thông tin và làm các kiểm tra cần thiết.
Tiến sĩ Chong lưu ý rằng khi tiến hành các xét nghiệm về các bệnh bạn có tiền sử mắc phải, họ cũng đánh giá lịch sử gia đình bạn để biết bạn có nguy cơ mắc bất kỳ bệnh di truyền nào không. Điều này là hết sức cần thiết vì sẽ đảm bảo rằng bạn không lãng phí thời gian cho những nỗ lực không thành công, mất thời gian hoặc mất động lực để tiếp tục cố gắng. Các xét nghiệm bao gồm siêu âm vùng chậu để phát hiện sự tăng trưởng bất thường như u xơ tử cung và u nang buồng trứng. Pap smear cũng sẽ được thực hiện để đánh giá sức khỏe cổ tử cung của bạn...
Tiến sĩ Chong liệt kê 3 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vô sinh ở phụ nữ như sau:
1. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một rối loạn gây đau đớn, trong đó, mô thường nằm bên trong tử cung (nội mạc tử cung) lại phát triển bên ngoài tử cung.
Các mô lạc chỗ này tiếp tục vận hành như thông thường – dày lên, bị vỡ ra và chảy máu theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Bởi vì các mô lạc chỗ này không có đường nào để thoát khỏi cơ thể, những mô quanh đó có thể bị kích thích, cuối cùng, phát triển thành mô sẹo và bám chặt vào vị trí mới.
Khoảng 6,5 triệu phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung ở Mỹ - tính theo tỷ lệ là cứ 10 người lại có 1 người mắc bệnh này.
Tiến sĩ Chong ước tính rằng lạc nội mạc tử cung chiếm khoảng 20% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở Singapore.
Dấu hiệu cảnh báo:
- Người bị lạc nội mạc tử cung có thể bị đau bụng, chuột rút trước kì kinh nguyệt và kéo dài vài ngày khi có kinh.
- Một số người bị bệnh cũng hay bị đau lưng và bụng dưới, chảy máu âm đạo quá nhiều trong những ngày "đèn đỏ"
- Đau khi giao hợp, đi tiêu và đi tiểu cũng là triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Điều trị:
Lạc nội mạc tử cung không có thuốc chữa. Một số biện pháp điều trị khác bao gồm: thuốc giảm đau, liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật bảo toàn (nhằm loại bỏ càng nhiều mô lạc nội mạc càng tốt trong khi vẫn giữ lại tử cung và buồng trứng). trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng mà các bác sĩ thực hiện.
Tiến sĩ Chong ước tính rằng lạc nội mạc tử cung chiếm khoảng 20% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở Singapore.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tiến sĩ Chong giải thích rằng PCOS là một rối loạn nội tiết tố thường được chẩn đoán làm gián đoạn chức năng bình thường của buồng trứng.
"Nhiều người chỉ nhận ra mình gặp hội chứng buồng trứng đa nang sau khi gặp vấn đề về kinh nguyệt (ví dụ như kinh nguyệt không đều) hoặc là gặp khó khăn trong sinh sản. PCOS cũng không phải là tình trạng rối loạn vĩnh viễn. Một số bệnh nhân đã thấy kinh nguyệt trở lại bình thường một cách tự nhiên. Đặc biệt là những người béo phì có vấn đề kinh nguyệt, sau khi giảm cân lành mạnh thì vấn đề kinh nguyệt của họ cũng được giải quyết. Các bác sĩ phụ khoa thường chẩn đoán PCOS qua xét nghiệm buồng trứng hoặc qua xét nghiệm máu", tiến sĩ Chong nói thêm.
Dấu hiệu cảnh báo:
- Chu kì kinh nguyệt không thường xuyên, không đều hoặc kéo dài là những triệu chứng phổ biến nhất.
- Vì PCOS là một vấn đề về nội tiết tố, những người mắc bệnh cũng có mức độ tăng kích thích tố nam - những chất kích thích tố - trong cơ thể của họ, làm cho tóc và da mặt quá mức và mụn trứng cá nghiêm trọng.
- Tăng cân không giải thích được: Các vấn đề về nội tiết tố có thể làm tăng cân, vì vậy mà phụ nữ có PCOS thường bị thừa cân hoặc béo phì.
Điều trị:
- Cách điều trị khác nhau tuỳ mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Thuốc điều trị - chẳng hạn như Clomiphene - có thể được dùng để điều chỉnh và kích thích rụng trứng.
- Một số thuốc để điều trị ĐNBT có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai lúc nhỏ. Bạn nên nói với bác sĩ điều trị nếu bạn có ý định mang thai hoặc muốn dùng thuốc tránh thai.
- Cải thiện chế độ ăn và lối sống, tập thể dục thường xuyên, giảm cân (nếu bị thừa cân), vận động nhiều và cải thiện giấc ngủ cũng giúp giảm triệu chứng.
Những người mắc bệnh cũng có mức độ tăng kích thích tố nam - những chất kích thích tố - trong cơ thể của họ, làm cho tóc và da mặt quá mức và mụn trứng cá nghiêm trọng.
3. Vấn đề ở ống dẫn trứng
Khi bạn có chu kì kinh nguyệt, một quả trứng được giải phóng từ buồng trứng và di chuyển qua một trong các ống dẫn trứng vào tử cung. Tình trạng vô sinh xảy ra khi các ống dẫn trứng bị hư hỏng, sẹo hoặc bị tắc nghẽn, khiến trứng không thể di chuyển qua để đến tử cung. Tiến sĩ Chong cho biết một số nguyên nhân ảnh hưởng đến ống dẫn trứng bao gồm:
- Nhiễm trùng vùng chậu hoặc bệnh viêm vùng chậu.
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
- Do ảnh hưởng của lần phẫu thuật trước đó.
- Bị thai ngoài tử cung trước đây.
- Bị u nang hoặc u xơ hình thành trong các thành của ống dẫn trứng.
Dấu hiệu cảnh báo:
Hầu hết bệnh nhân vô sinh do gặp vấn đề ở buồng trứng thường không có bất kì triệu chứng nào ngoài việc không có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng đường tình dục với các triệu chứng phổ biến như đau trong và sau khi đi tiểu hoặc ra nhiều dịch âm đạo thì nên cẩn trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng.
Điều trị:
"Cách duy nhất là trải qua phẫu thuật - bao gồm cả vi phẫu - để điều trị bất kỳ tổn thương hoặc sẹo nào ở ống dẫn trứng. Bạn cũng cần phải chờ ít nhất 3 tháng sau khi phẫu thuật mới nên cố gắng thụ thai lại. Nếu bạn không tuân thủ quy tắc này, nguy cơ mang thai ngoài tử cung sẽ tăng cao", tiến sĩ Chong đưa ra lời khuyên.
Hầu hết bệnh nhân vô sinh do gặp vấn đề ở buồng trứng thường không có bất kì triệu chứng nào ngoài việc không có khả năng thụ thai.
Vô sinh xuất phát từ người phụ nữ chiếm 1/3 nguyên nhân
Khả năng vô sinh của một cặp vợ chồng có thể phân do tỉ lệ như sau: 1/3 do các vấn đề ở người phụ nữ, 1/3 do người đàn ông và số còn lại có thể do cả 2 hoặc nguyên nhân chưa biết. Vì vậy, nếu cặp vợ chồng nào đang gặp khó khăn trong chuyện con cái thì tốt nhất cả hai nên cùng đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết để được giúp đỡ, điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị chậm trễ sẽ càng khiến tình trạng trở nên trầm trọng và ơ hội thụ thai càng giảm.
Những con số tiết lộ khả năng sinh sản của bạn
Thực tế là ngày càng có nhiều cặp vợ chồng phải đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Tiến sĩ Christopher Chong lưu ý rằng, càng chậm có con, người phụ nữ càng có nguy cơ cao phải đối mặt với những rủi ro sau đây:
- Khả năng thụ thai giảm, có nghĩa là bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thai.
- Sinh khó hơn vì các cơ trong tử cung không mạnh.
- Dễ bị sẩy thai.
- Tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ.
- Dễ bị sinh sớm.
- Sinh con với nhiễm sắc thể không bình thường hoặc dị tật thể chất.
Mặc dù các vấn đề về khả năng sinh sản của phụ nữ được quan tâm nhiều hơn nhưng ngày nay, rõ ràng những vấn đề về sinh sản ở nam giới cũng đang ở mức báo động khi có rất nhiều cặp đôi vô sinh, hiếm muộn có nguyên nhân từ người chồng. Bên cạnh số lượng tinh trùng thấp, chất lượng tinh trùng, tốc độ di chuyển tinh trùng của người đàn ông cũng bắt đầu giảm khi anh ta 40 tuổi trở lên.Thêm vào đó, anh ta có nhiều khả năng bị các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp... cũng ảnh hưởng đến sinh sản.
(Nguồn: Smartparents)