3 nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới
Những bệnh về buồng trứng, tử cung là những tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng vô sinh ở nữ giới.
Các bệnh về buồng trứng, tử cung thường rất khó phát hiện, cộng thêm tâm lí ngại đi khám và kiểm tra khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và điều trị. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới và làm thế nào để phòng ngừa chúng một cách hiệu quả nhất.
1. Chứng u nang buồng trứng
Bệnh u nang buồng trứng rất khó phát hiện, bởi hầu như không có triệu chứng nào rõ ràng, các triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, đau lưng, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt thường dễ dàng bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Các nghiên cứu cho thấy u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, và có thể dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Có những dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ bị u nang buồng trứng có nguy cơ vô sinh cao, đến 40%. Thậm chí khi đã có thai, u nang buồng trứng sẽ gây áp lực lên tử cung, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Lời khuyên: Phụ nữ có chồng hoặc trong độ tuổi sinh sản, nên kiểm tra phụ khoa thường xuyên, khám vùng chậu. Khi mang thai, tỉ lệ u nang buồng trứng là tương đối thấp, chỉ có 0,1-0,2%, và phần lớn các u nang lành tính, bà mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Cách tốt nhất là làm theo khuyến cáo của bác sĩ để có chế độ điều trị và chăm sóc hợp lí.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Theo nhiều báo cáo, các bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang trong độ tuổi 22-31 chiếm đa số và mang tính di truyền cao. Hội chứng buồng trứng đa nang có biểu hiện rõ ràng là rối loạn nội tiết, tuy nhiên, có thể sử dụng các loại thuốc điều trị để giảm bớt các triệu chứng rối loạn nội tiết. Các triệu chứng rõ ràng nhất là rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, rậm lông, béo phì, không rụng trứng, nội tiết tố nam cao, hormone luteinizing tăng, hormone kích thích nang suy giảm, làm suy giảm chức năng buồng trứng, rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng, kết quả dẫn đến vô sinh.
Lời khuyên: Nên đi khám thường xuyên để nắm được tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang, không nên quá lo lắng, dẫn đến ảnh hưởng tâm lí. Tiến bộ y học hiện đại đã có thể đem đến cho bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang rất nhiều sự lựa chọn, như sử dụng các loại thuốc để thúc đẩy sự rụng trứng và thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật khác để giúp thụ thai.
3. Bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung được chia thành hai loại, một là triệu chứng lạc nội mạc trong tử cung, hai là lạc nội mạc tử bên ngoài, chỉ cơ quan khác ngoài tử cung, bao gồm buồng trứng, phúc mạc. Các triệu chứng thường gặp là rong kinh, đau bụng kinh. Nguyên nhân là do lạc nội mạc tử cung có thể gây dính các ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến chức năng của ống dẫn trứng hoặc gây tắc nghẽn ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh.
Lời khuyên: Để tránh mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, nên bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe, tránh quan hệ tình dục không lành mạnh, tránh nạo phá thai, uống thuốc tránh thai khẩn cấp... Ngoài ra, cũng nên chú ý để điều chỉnh cảm xúc, nên giữ thái độ lạc quan và vui vẻ, giữ cơ thể ấm và tránh lạnh, trong khi hành kinh tránh các bài tập thể dục cường độ cao, gây mất sức.
1. Chứng u nang buồng trứng
Bệnh u nang buồng trứng rất khó phát hiện, bởi hầu như không có triệu chứng nào rõ ràng, các triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, đau lưng, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt thường dễ dàng bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Các nghiên cứu cho thấy u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, và có thể dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Có những dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ bị u nang buồng trứng có nguy cơ vô sinh cao, đến 40%. Thậm chí khi đã có thai, u nang buồng trứng sẽ gây áp lực lên tử cung, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Lời khuyên: Phụ nữ có chồng hoặc trong độ tuổi sinh sản, nên kiểm tra phụ khoa thường xuyên, khám vùng chậu. Khi mang thai, tỉ lệ u nang buồng trứng là tương đối thấp, chỉ có 0,1-0,2%, và phần lớn các u nang lành tính, bà mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Cách tốt nhất là làm theo khuyến cáo của bác sĩ để có chế độ điều trị và chăm sóc hợp lí.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Theo nhiều báo cáo, các bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang trong độ tuổi 22-31 chiếm đa số và mang tính di truyền cao. Hội chứng buồng trứng đa nang có biểu hiện rõ ràng là rối loạn nội tiết, tuy nhiên, có thể sử dụng các loại thuốc điều trị để giảm bớt các triệu chứng rối loạn nội tiết. Các triệu chứng rõ ràng nhất là rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, rậm lông, béo phì, không rụng trứng, nội tiết tố nam cao, hormone luteinizing tăng, hormone kích thích nang suy giảm, làm suy giảm chức năng buồng trứng, rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng, kết quả dẫn đến vô sinh.
Lời khuyên: Nên đi khám thường xuyên để nắm được tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang, không nên quá lo lắng, dẫn đến ảnh hưởng tâm lí. Tiến bộ y học hiện đại đã có thể đem đến cho bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang rất nhiều sự lựa chọn, như sử dụng các loại thuốc để thúc đẩy sự rụng trứng và thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật khác để giúp thụ thai.
3. Bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung được chia thành hai loại, một là triệu chứng lạc nội mạc trong tử cung, hai là lạc nội mạc tử bên ngoài, chỉ cơ quan khác ngoài tử cung, bao gồm buồng trứng, phúc mạc. Các triệu chứng thường gặp là rong kinh, đau bụng kinh. Nguyên nhân là do lạc nội mạc tử cung có thể gây dính các ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến chức năng của ống dẫn trứng hoặc gây tắc nghẽn ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh.
Lời khuyên: Để tránh mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, nên bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe, tránh quan hệ tình dục không lành mạnh, tránh nạo phá thai, uống thuốc tránh thai khẩn cấp... Ngoài ra, cũng nên chú ý để điều chỉnh cảm xúc, nên giữ thái độ lạc quan và vui vẻ, giữ cơ thể ấm và tránh lạnh, trong khi hành kinh tránh các bài tập thể dục cường độ cao, gây mất sức.
(Tổng hợp)