3 loại 'ung thư vợ chồng' dễ phát triển - 1 người mắc thì người kia phải đi khám tức thì
Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tại sao nếu trong gia đình, vợ hoặc chồng bị ung thư thì người còn lại có nguy cơ cũng mắc?
2 năm trước, bà Đinh, 57 tuổi đi ngoài phân lỏng, không đều, thỉnh thoảng thì bị táo bón. Nhưng bà chủ quan, không coi trọng điều đó.
Mãi tới năm nay, các triệu chứng trở nên tồi tệ khi bà bị đau bụng, đầy hơi. Bà Đinh quyết định đến bệnh viện để nội soi, bác sĩ thông báo bà bị ung thư ruột kết giai đoạn đầu. Bà Đinh phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lớp dưới niêm mạc dưới ống nội soi để điều trị lâu dài.
Bà Đinh nằm trên giường bệnh có chút sợ hãi, bèn kêu chồng đi nội soi, không ngờ chồng bà cũng mắc ung thư ruột kết, tình trạng còn nặng hơn, cần phẫu thuật gấp.
Căn nguyên của ung thư do nhiều yếu tố. Yếu tố bên trong bao gồm miễn dịch, nội tiết, di truyền. Chẳng hạn về tính di truyền, sự phân chia tế bào của con người được kiểm soát bởi gen và một số gen nhạy cảm, làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư.
Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường và lối sống. Chẳng hạn ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm hóa chất có thể gây đột biến gen trong cơ thể. Từ đó dẫn đến ung thư. Tất nhiên, những yếu tố bên trong và bên ngoài không nhất định dẫn đến ung thư nhưng làm tăng khả năng mắc ung thư.
Ung thư có "lây nhiễm" giữa các thành viên trong gia đình?
Như trường hợp của bà Đinh, cả 2 vợ chồng dì đều mắc ung thư ruột kết, rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Vậy ung thư có lây giữa các thành viên?
Trên thực tế, các tế bào ung thư được tạo ra bởi sự đột biến gen của chính tế bào chúng và bản thân tế bào ung thư không có khả năng lây nhiễm.
Sun Jianhai, bác sĩ tại khoa Ung thư thuộc một bệnh viện tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) giải thích: Vợ chồng sống trong cùng một môi trường trong thời gian dài và duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống gần giống nhau nên họ có thể mắc loại ung thư giống nhau.
Chẳng hạn nếu người chồng chuyển từ viêm gan sang xơ gan rồi ung thư gan thì người vợ có nguy cơ cao bị ung thư gan giai đoạn đầu. Ngoài ra, nếu không khí gia đình căng thẳng có thể xúc tác cho những cảm xúc không tốt, kích hoạt các nhân tố gây ung thư trong cơ thể. Từ đó dẫn đến ung thư phát sinh.
Kiểu "ung thư vợ chồng" thường xảy ra ở những cặp vợ chồng già trên 60 tuổi. Đây là lứa tuổi chung sống lâu dài với nhau, thói quen ăn uống và lối sinh hoạt như nhau. Vì thế, nếu một người mắc bệnh ung thư thì người còn lại rất dễ mắc.
3 kiểu ung thư dễ phát triển thành "ung thư vợ chồng"
1. Ung thư phổi
Nếu người chồng hút thuốc trong thời gian dài và người vợ hít phải khói thuốc thì khả năng cả 2 sẽ cùng mắc ung thư phổi. 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi đêu liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc. Một vài thống kê cho thấy, những người sống chung với người hút thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 6 lần so với những người không có khói thuốc,.
Ngoài ra, ô nhiễm trong nhà như khói bếp cũng sẽ gây hại cho phổi. Từ đó là tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi.
2. Ung thư gan
Nói đến ung thư gan phải nhắc đến tiền thân của nó là các bệnh viêm gan do virus viêm gan B hoặc C. Điều đáng sợ nhất là loại virus này hoàn toàn không thể chữa khỏi ở thời điểm hiện tại và căn bệnh này chỉ có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, loại virus không thể tiêu diệt này lại cực kỳ dễ lây lan nên càng khiến nhiều người lo lắng.
90% bệnh nhân ung thư gan phát triển từ viêm gan siêu vi. Điều đó có nghĩa là, dưới tiền đề của thói quen sinh hoạt và hành vi gần gũi của các cặp vợ chồng, khả năng lây nhiễm là rất cao. Vì vậy nếu một bên bị ung thư gan, bên còn lại cũng nên đi tầm soát kịp thời.
Các cặp vợ chồng làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau chưa có nguy cơ lây nhiễm cao, miễn là bạn không quá thân mật đến mức trao đổi (nước bọt) thì không có nguy cơ lây nhiễm.
3. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp. Nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do nhiều yếu tố tác động như di truyền và các bệnh mãn tính đường tiêu hóa. Đặc biệt, nếu cả vợ lẫn chồng đều ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày, điển hình như các món chiên, nướng, ngâm chua lâu ngày thì nguy cơ mắc chung loại ung thư dạ dày tăng lên rất cao.
Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được chỉ định là vi khuẩn gây ung thư nhưng lại có khả năng lây nhiễm. Do nhiều đồ dùng sinh hoạt trong các gia đình được dùng chung và không có thói quen khử trùng nên một trong hai người vợ hoặc chồng bị nhiễm vi khuẩn HP thì người còn lại có khả năng lây nhiễm, nhất là trong quá trình ăn uống.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư?
Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng cao, nhắc đến căn bệnh này khiến nhiều người sợ hãi. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa ung thư bằng những cách sau.
1. Bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia và duy trì trạng thái vui vẻ
Những người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia cần bỏ sớm. Đây đều là thói quen xấu, không tốt cho cơ thể. Đồng thời, hãy học cách điều chỉnh tâm trạng. Đừng quá lo lắng hay muộn phiền, hãy học cách thả lỏng bản thân, đừng để cảm xúc chi phối.
2. Tích cực tập thể dục và kiểm soát cân nặng
Vào ngày cuối tuần, bạn không nên nằm ì trên giường. Thay vào đó, hãy tích cực tham gia các bộ môn thể thao một cách điều độ. Điều này không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp giảm cân, giảm tỷ lệ béo phì và tránh xa các loại bệnh tật.
3. Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn đều đặn ngày 3 bữa, tuyệt đối không nhịn ăn, bỏ bữa. Ngoài ra, bạn nên ăn ít thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều chất béo và nhiều calo. Đồng thời, bạn nên ăn ít thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn.
Ăn càng nhiều rau tươi và uống nhiều nước càng tốt. Bên cạnh đó, bạn nên sắp xếp công việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, không thức khuya khi cần thiết, đảm bảo ngủ đủ giấc để tinh thần được thư giãn.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện và điều trị ung thư từ sớm. Nếu phát hiện có tổn thương tiền ung thư cần chú ý và tiến hành điều trị.