3 hành động tưởng ‘tạo phúc’ nhưng thực chất lại tác dụng ngược: Có ngày tán gia bại sản, chuốc lấy đau thương

ỨNG HÀ CHI,
Chia sẻ

Đôi khi giúp đỡ người khác chưa hẳn đã là điều tốt, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Giúp đỡ người khác là một đức tính tốt đẹp giữa con người với con người. Lan toả lòng tốt không chỉ giúp người khác tốt hơn mà còn tăng cường sức khoẻ và hạnh phúc của người cho đi.

Đặt hạnh phúc của người khác lên trên lợi ích của mình mà không mong được đền đáp, hay còn gọi là lòng vị tha, sẽ kích thích trung tâm khen thưởng của não bộ.

Ngạn ngữ đã có câu: "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm". Trong cuộc sống, nếu những người thân, bạn bè xung quanh bạn cần giúp đỡ thì hãy sẵn sàng hỗ trợ họ trong khả năng. Đó không chỉ là nghĩa cử cao đẹp mà còn giúp bạn thăng hoa cảm xúc.

Tuy nhiên đối với một số người có hành vi xấu, họ có thể sẽ lợi dụng lòng tốt của bạn. Chính vì vậy, đối với loại người này, bạn cần giữ khoảng cách và không nên giúp họ. Hãy cẩn thận kẻo làm ơn mắc oán, vô tình bị phiền toái. Họ có thể mang lại những điều xui xẻo cho bạn cũng như gây hại cho gia đình bạn.

Nhìn chung, khi giúp đỡ người khác, bạn cần lưu ý những điều sau

1. Cho người khác vay tiền

Từ xưa đến nay, mọi vấn đề liên quan đến tiền mà không sòng phẳng đều dẫn tới tan cửa nát nhà, gia đình ly tán. Liên quan đến vay mượn tiền bạc, chúng ta cần hết sức cẩn trọng.

Suy cho cùng, tiền của mỗi người kiếm được đều là mồ hôi, nước mắt, không phải gió thoảng bay qua. Chính vì thế khi quyết định cho ai đó vay tiền, bạn cần cân nhắc. Một khi đã cho vay, bạn cũng cần tính trước rủi ro không thể lấy lại.

Dưới đây là một số lý do bạn nên từ chối lời đề nghị vay tiền và tìm cách khác để giúp đỡ họ. Đó là cách để bạn hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

3 kiểu tạo phúc đừng dại mà dây vào: Có ngày tán gia bại sản, chuốc lấy đau thương - Ảnh 2.

- Đó là những khoản vay "không biết ngày gặp lại": Thông thường, khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, chúng ta có xu hướng dễ dãi cho người khác vay. Bạn đưa tiền cho người kia mà không thỏa thuận về thời gian trả nợ, không lãi suất cho khoản vay và cũng không biết khi nào số tiền đó sẽ được trả lại. Thậm chí, việc cho người thân, bạn bè vay tiền còn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn vì luôn phải chờ họ trả khoản vay.

- Cho vay thì dễ, đòi thì không: Sự thật là rất khó để bạn mở lời khi muốn lấy lại số tiền đã cho bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình vay. Bạn không muốn đối phương phải lúng túng hay khó xử bởi đó đều là những người thân của bạn. Hãy nghĩ đến điều này trước khi quyết định cho ai đó vay tiền. Nếu bạn đã cho bạn bè, người thân vay tiền và không thấy đối phương có tín hiệu trả, hãy dành thời gian cho một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng để giải quyết vấn đề.

- Cho vay tiền có thể tạo ra khoảng cách: Việc cho vay tiền sẽ khiến mối quan hệ gia đình, bạn bè thân thiết trở nên gượng gạo hơn. Hãy công nhận rằng chúng ta đều cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt hay ở bên người đang vay tiền mình và khi những người khác biết về khoản vay đó, không khí cũng khó lòng thoải mái. Nếu bạn vô tình nhắc đến khoản vay đó, người vay sẽ không thích vì để người khác biết mình đang nợ tiền, những người còn lại sẽ tò mò, thắc mắc.

2. Tư vấn chuyện tình cảm

Nhiều người thường thích tư vấn rắc rối trong chuyện tình cảm cho người khác, đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Trước vấn đề này, tốt nhất là không thể hỗ trợ. Vì chuyện tình cảm vốn dĩ không rõ ràng, khó phân biệt đúng sai. Có thể nhìn ở góc độ này là đúng nhưng phân tích ở góc độ khác lại chưa hợp lý.

Chính vì thế, nếu vì giúp đỡ của bạn mà mối quan hệ của người khác bị rạn nứt hoặc càng mâu thuẫn hơn thì bạn đã vô tình làm hại người khác. Thậm chí sau này, nếu có chuyện xấu xảy ra, họ sẽ đổ lỗi, nặng lời trách móc bạn.

Người xưa từng có câu: "Phá huỷ 10 ngôi đền còn hơn phá huỷ một cuộc hôn nhân". Đừng nên đưa ra lời khuyên trong chuyện tình cảm bởi cảm xúc là điều khó nói. Nếu bạn không muốn tương lai xảy ra vấn đề thì nên tránh giúp đỡ trước vấn đề này. Hãy để họ tự suy nghĩ, chiêm nghiệm và giải quyết câu chuyện của họ.

3 kiểu tạo phúc đừng dại mà dây vào: Có ngày tán gia bại sản, chuốc lấy đau thương - Ảnh 3.

3. Những việc vượt quá khả năng

Khi nhận được lời nhờ vả, bạn không nên chỉ đổng ý vì cả nể hay vì thể diện mà không lắng nghe và phân tích xem có đủ khả năng thực hiện không.

Trước tiên, bạn cần lắng nghe những gì bên kia yêu cầu để phán đoán khả năng hỗ trợ của mình. Nếu có điều gì vượt quá khả năng thì tốt nhất không nên hứa hẹn. Nếu không, bạn sẽ gây ra rắc rối cho chính mình và cuối cùng phải tháo chạy trong vòng luẩn quẩn đó.

Khi bạn không thực hiện theo đúng lời hứa, rất có thể họ sẽ oán trách, giận dỗi bạn. Cuối cùng, mọi thứ thất bại sẽ được đổ vấy lên đầu bạn. Vì vậy, đừng vì sĩ diện mà hứa hẹn giúp đỡ họ. Bởi nếu không làm được sẽ gây mất thời gian, công sức cho cả đôi bên.

Hơn nữa, bạn còn để lại ấn tượng xấu, không đáng tin tưởng trong mắt người khác. Điều này chẳng phải càng xấu hổ hơn sao.

Chia sẻ