3 hành động cực kỳ có hại khiến chị em tăng tỷ lệ mắc ung thư vú
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ đã cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ này cao hơn rất nhiều so với những người khác.
Ung thư vú là bệnh ung thư nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến phụ nữ ở các nước phát triển và đang phát triển (chiếm 25% trong số các bệnh ung thư ở nữ) (Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngày này, do tuổi thọ tăng, đô thị hóa và áp dụng lối sống phương Tây càng mạnh mẽ nên tỷ lệ số người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng gia tăng.
Số liệu thống kê cho thấy cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh ung thư vú . Tuy nhiên có đến 75% số trường hợp ung thư vú ở phụ nữ không biết các yếu tố nguy cơ mắc bệnh để đến khi phát hiện thì đã muộn. Do đó, nếu bạn đang có những thói quen kể đến dưới đây, tốt nhất bạn nên theo dõi những dấu hiệu của bệnh ung thư vú để có biện pháp phòng tránh hay xử lý kịp thời.
Những người hay thức đêm
Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Y học môi trường và nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho rằng, phụ nữ làm việc ca đêm có khả năng phát triển ung thư vú gấp 4 lần so với những phụ nữ không làm việc đêm.
Thông thường, melatonin tăng lên vào ban đêm, trong bóng tối, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ melatonin, từ đó có thể kích thích đến các hormon khác ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Bệnh nhân ung thư vú có xu hướng có hàm lượng melatonin thấp hơn so với phụ nữ không có bệnh.
Uống thuốc tránh thai thường xuyên
Mặc dù thuốc ngừa thai có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư tử cung, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó chính là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vì vậy nếu bạn đang thường xuyên dùng thuốc tránh thai thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết loại thuốc nào uống an toàn, loại thuốc nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Đây tuy không phải thói quen, nhưng là yếu tố nguy cơ lớn gây mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước tuổi 12) và mãn kinh muộn (sau tuổi 55) có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Nguyên nhân là càng chịu tác động lâu dài của nội tiết tố nữ estrogen và progesterone thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Người không có con hoặc có con muộn
Hình tượng người phụ nữ tự do khiến cho nhiều người lựa chọn có con muộn, thậm chí sau 40 tuổi. Tuy nhiên, những phụ nữ không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với phụ nữ sinh con ở độ tuổi 20-25. Điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn nhiều tuổi, chúng sẽ nhân lên và phát triển khi trong thời kỳ bạn mang thai.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hiện nay, các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ khi đã bước qua tuổi 40, để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.