25 quy tắc ứng xử của một đứa trẻ có tu dưỡng, cha mẹ nên dạy con càng sớm càng tốt
Những quy tắc này tuy đơn giản nhưng lại có thể giúp một đứa trẻ gây được thiện cảm trong mắt người khác.
Mỗi đứa trẻ đều có một cá tính riêng nhưng muốn lớn lên trở thành thành viên có ích của xã hội, trẻ phải học cách trở thành một người có học thức và tu dưỡng.
Sự tu dưỡng sẽ quyết định tương lai cuộc đời của trẻ. Việc nuôi dạy một đứa trẻ suy cho cùng không chỉ cần sự nỗ lực của giáo dục nhà trường mà còn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ giáo dục gia đình và sự định hướng cẩn thận của cha mẹ.
Tu dưỡng của trẻ chính là cái gương phản ánh sự thành công giáo dục gia đình của cha mẹ. Điều mà trẻ cần học không chỉ là kiến thức sách vở mà quan trọng hơn là phải hình thành được nhân cách tốt, đạo đức tốt. Làm thế nào để nói chuyện với mọi người? Làm thế nào để hòa đồng với bạn bè? Làm thế nào để cư xử ở nơi công cộng? Làm thế nào để phát triển những thói quen tốt?
Dưới đây là 25 quy tắc ứng xử đơn giản mà cha mẹ có thể dạy cho con mình ngay từ bây giờ:
1. Nói chuyện lịch sự, lễ phép, thưa gửi đầy đủ: "Làm ơn"/"Cảm ơn"/"Xin lỗi"...
2. Lúc gọi điện thoại nói "Alo"/"Xin chào", gọi xong thì chào hỏi, tạm biệt cẩn thận.
3. Giữ im lặng khi người lớn đang bàn chuyện hoặc gọi điện, không la hét, cười đùa to tiếng, không tùy tiện làm phiền, cắt ngang.
4. Chủ động giúp đỡ khi thấy cha mẹ, thầy cô, hàng xóm... bận rộn việc gì đó.
5. Cố gắng hết sức không làm phiền người khác, không chỉ trỏ sai bảo người khác.
6. Tự thiết lập giới hạn, đồ của mình tự bảo quản cho tốt; không tùy tiện lấy đồ của người khác khi chưa được sự đồng ý; lấy đồ ở đâu dùng xong phải cất lại chỗ cũ; vay mượn ai đồ gì phải xin phép và trả lại đúng hạn.
7. Chú ý lễ nghi trên bàn ăn, không gõ bát gõ đĩa; cố gắng không tạo ra tiếng ồn khi đang ăn uống; không dùng đũa đã dùng bới, gắp thức ăn.
8. Không thì thầm to nhỏ với bạn khi đang ngồi ăn cùng người khác.
9. Nếu đi ăn nhiều người, lúc gọi món cần nghĩ cho cả người khác, không chỉ gọi món mình thích.
10. Đến nhà người khác làm khách, dù đồ ăn có hợp khẩu vị hay không cũng phải khen ngợi chân thành, tôn trọng công sức và lòng tốt của người khác.
11. Đến nhà người khác chơi, không tùy tiện đụng vào đồ của người khác, không chạy lung tung, không chân trần nhảy lên sofa, giường.
12. Gõ của trước khi vào phòng của người khác, được phép mới vào trong; nếu đằng sau còn có người thì khi bước vào trước nên giữ cửa cho người đó.
13. Không thử xâm nhập bí mật đời tư của người khác; không xem điện thoại hay máy tính của người khác.
14. Dù thấy đồ mình rất thích thì chưa được sự đồng ý của người khác cũng không được tiện tay lấy đi; không nên "mặt dày" năn nỉ xin xỏ đồ của người khác.
15. Ở nơi công cộng, không la hét, chạy nhảy linh tinh; không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
16. Ngồi phương tiện công cộng phải chú ý giữ âm lượng lời nói, không làm ồn, không đạp ghế đằng trước.
17. Đi thang máy không chen ngang, xuống trước lên sau; đi thang cuốn, đứng bên trái; lúc xếp hàng, không chen lấn.
18. Đến công viên hay khu vui chơi, dùng đồ chơi chung cần để ý thời gian, không ôm khư khư chơi một mình, không cho các bạn khác chơi.
19. Tôn trọng mọi nghề nghiệp trong xã hội, tôn trọng mọi cá nhân lao động để nuôi sống mình.
20. Không tự tiện bình phẩm hình của người khác, không nói xấu người khác sau lưng, không chế giễu người khác.
21. Không đánh người, mắng người, cắn người, đá người, không nói bậy, chửi thề.
22. Nói lời phải giữ lấy lời; chuyện đã hứa với người khác cần cố gắng hết sức để hoàn thành.
23. Làm việc gì cũng đừng coi mình trung tâm, đừng chỉ biết nghĩ cho mình, phải quan tâm đến cảm xúc của người khác.
24. Được người khác giúp đỡ phải biết nói "Cảm ơn", đừng coi mọi thứ là điều hiển nhiên.
25. Học cách chia sẻ, chia sẻ đồ ăn ngon, chia sẻ đồ chơi...