25 năm sau khi tốt nghiệp cấp 2 là thời điểm vàng để thay đổi vận mệnh: Đi một bước nhìn một bước là lười biếng, đi một bước nhìn ba bước là kẻ trí!
Dù bản thân có là vàng, cũng vẫn cần phải mài giũa, nhớ rằng không ai có thời gian và sức lực đi tìm bạn giữa đống bùn đất.
Cách đây không lâu, tôi đã đến bữa tiệc kỷ niệm 25 năm ngày tốt nghiệp cấp 2 của mình với rất nhiều mong đợi. Không phải là vì thích giao du, tôi chỉ là muốn biết cuộc sống hiện tại của mọi người ra sao. Đời người giống như một kẻ qua đường, những đứa trẻ nông thôn đi ra ngoài theo đuổi ước mơ, trong nháy mắt đã trở thành những cô cậu có tuổi, có người đã lên chức ông bà.
Ngày rời ghế nhà trường, chúng ta đều ở trên cùng một vạch xuất phát, nhưng sau bao năm tháng, có người càng tiến càng xa, có người đi lùi, có người lại đứng yên.
Số phận không ngừng đùa cợt chúng ta, nhưng cũng dường như luôn cho chúng ta hy vọng.
Giống như một nhà thơ đã từng viết: "Số phận không phải là gió, thổi tới bay lui, số phận là mặt đất, dù có đi đâu, bạn cũng đều ở trong số phận". Sống giữa số phận ấy, có một quy tắc gọi là quy tắc 3/7, quy tắc giúp chúng ta đạt được cuộc sống mà mình mong muốn một cách nhẹ nhàng hơn.
01
Ngoại hình 3 điểm, ăn mặc 7 điểm
Cô bạn Mai cùng lớp đang làm công việc giúp người khác sắp xếp đồ đạc kiêm trang điểm. Lúc còn đi học, tất cả chúng tôi đều cười nhạo nói cô ấy là "đồ chảy nước mũi." Một cô gái tuổi teen, cao khoảng 1,5 mét, thường xuyên chảy nước mũi. Đây không phải là hình ảnh mà một cô gái nên có. Nhưng hiện tại, cô ấy nổi bật giữa đám đông. Tuy dáng người thấp bé, nhưng lại rất biết cách ăn mặc.
Nói về công việc của mình, Mai chia sẻ rằng rất hài lòng với công việc hiện tại, cô ấy có khiếu thẩm mỹ khá tốt. Loại giày nào đi với loại quần áo nào, loại quần áo nào nên mặc vào mùa nào, trang điểm như thế nào theo thời tiết, những nguyên tắc này đều là thế mạnh của cô ấy.
Trong cuốn sách có tên "Tối giản" có một câu nói như này: "Nếu đối xử với điều gì đó với thái độ tùy tiện, vậy thì những người khác cũng sẽ đối xử với bạn bằng thái độ tùy tiện."
Khi bạn coi trọng ngoại hình của mình, bạn sẽ thấy mình tự tin hơn. Vẻ ngoài tỏa nắng sẽ khiến những người xung quanh ưu ái và tin tưởng bạn.
Lý do bạn lỗi thời là vì bạn không bao giờ ăn diện. Người không quan tâm tới vẻ ngoài đồng nghĩa với việc có khả năng đánh mất đi nhiều cơ hội việc làm quý giá.
02
3 phần may mắn, 7 phần chăm chỉ
Chỉ học hết cấp 2 và hiện là giáo viên của một trường dạy nghề. Một bước ngoặt tuyệt vời như vậy, tôi nghĩ cả bạn và tôi đều sẽ ngạc nhiên.
Bạn cùng lớp của tôi, Long, đã làm được điều này. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, Long ra ngoài đi làm và gặp được một quản lý hết sức tử tế. Người quản lý khi đó mở một lớp đào tạo kỹ năng, Long sau khi biết tin đã quyết định nghỉ việc, bắt đầu chế độ học tập. Hai năm sau, Long xuất hiện trong lớp đào tạo kĩ năng này với tư cách là một giáo viên. Thay vì nói rằng Long đã gặp được quý nhân, chi bằng nói rằng cậu ấy trở nên giàu có nhờ chính bản thân mình.
Bắt đầu từ trong đất, phải mất 4, 5 năm tre mới mọc được vài centimet. Vào mùa xuân năm thứ năm, tre bắt đầu vươn ra khỏi mặt đất và có thể cao hơn một mét mỗi ngày.
Rất nhiều người tham dự các buổi họp lớp chỉ để ghen tị với những người giỏi giang hoặc nói những lời không hay về những người giàu có, cho rằng họ khoe khoang thành tích. Còn việc họ đã làm gì, đã đổ bao nhiêu mồ hôi, thì nhiều người lại cố tình nhắm mắt làm ngơ.
Nhà văn Yi Shu từng nói: "Mười năm nỗ lực, mười năm chăm chỉ, cộng với rất nhiều may mắn mới có thể có được sự nghiệp vững chắc. Đừng nghĩ mọi thứ quá dễ dàng. Phần lớn mọi người đều chỉ có thể có một sự nghiệp, sống với nó, làm việc chăm chỉ cả đời vì nó, nhưng có bao nhiêu người dám nói rằng công việc của mình là một sự nghiệp?"
Bạn chỉ có một công việc, sao có thể so sánh với sự nghiệp của người khác?
Sự khác biệt của hai từ phản ánh sự khác biệt lớn trong số phận. Làm việc chăm chỉ hơn, nỗ lực cho sự nghiệp, và bạn sẽ thấy rằng khi bạn làm việc chăm chỉ ở một mức độ nhất định, vận may sẽ đến.
Dù bản thân có là vàng, cũng vẫn cần phải mài giũa, nhớ rằng không ai có thời gian và sức lực đi tìm bạn giữa đống bùn đất.
03
3 phần kế hoạch, 7 phần hành động
Cuộc sống của Chương luôn có một thứ tự rất rõ ràng. 10 năm đầu sau khi tốt nghiệp, làm việc tại một nhà máy; 10 năm tiếp theo trở về quê chăn nuôi trồng trọt. Hiện tại, cậu ấy đang là chủ của một trang trại.
Nhìn từ kinh nghiệm của Chương, tôi nghĩ đến nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann. Từ khi còn là một thiếu niên, ông đã lên kế hoạch đào thành Troy và các vương quốc khác. Nhưng khi đó ông không có đủ tiền. Ông cất lý tưởng đó sang một bên, và sau đó bắt đầu kinh doanh để biến mình thành một người giàu có. Có tiền trong tay, công cuộc khảo cổ chính thức bắt đầu.
Đi một bước nhìn một bước là kẻ lười biếng, đi một bước nhìn ba bước là kẻ trí.
Sau khi rời khỏi khuôn viên trường, nhiều người rơi vào trạng thái hoang mang, chỉ biết "đi làm". Nơi nào có tiền sẽ đi nơi đó, không suy nghĩ tới vấn đề an gia, lập nghiệp.
Người có đầu óc đặt mục tiêu ngay từ đầu, và cứ vài năm lại có một bước nhảy vọt về chất.
Lập kế hoạch trước, sau đó thực hiện mọi việc. Cuộc sống sẽ không lộn xộn. Cứ như vậy, mỗi bước đi đều sẽ có giá trị, và khi bước sang tuổi 40 và 50, chúng ta sớm đã phát triển vượt trội hơn so với nhiều nhóm người khác.
Lời kết,
Khoảng cách giữa con người nằm ở "Thuyết 37", những người hoàn toàn có thể "tái sinh" là những người biết để ý tới ngoại hình, đọc sách, dựa vào bản thân và suy nghĩ xa hơn.
25 năm sau khi rời ghế cấp 2 là thời kỳ hoàng kim để thay đổi vận mệnh, và sau đó, nó sẽ dần kết thúc.
Nếu bạn cảm thấy số phận éo le thì cũng đừng bi quan, con người ta phải trải qua vài lần vấp ngã mới biết mình giỏi đến đâu.
Biết nắm bắt thời cơ chính là đang nắm lấy cơ hội đổi đời!
(Toutiao)