2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư phổi: Lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về một thứ độc hại luôn có sẵn trong bếp

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Nhắc đến nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi chúng ta thường nghĩ ngay đến thuốc lá xong thực tế “thủ phạm” gây ra căn bệnh này lại ẩn náu ngay trong căn bếp mà nhiều người không hề biết…

Có thể bạn không hề biết: Ung thư phổi là loại ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu. Nó khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Ung thư phổi có thể phòng tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Tuy nhiên, như thế vẫn là chưa đủ, có rất nhiều thói quen xấu trong cuộc sống có thể đẩy chúng ta đến gần hơn với căn bệnh này… Trường hợp của 2 vợ chồng người Trung Quốc này chính là 1 ví dụ.

2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư phổi: Lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về một thứ độc hại luôn có sẵn trong bếp - Ảnh 1.

Theo Ettoday đưa tin, cặp bệnh nhân mắc ung thư phổi là vợ chồng bà Trần, 65 tuổi. Trước đây, vợ chồng bà có thâm niên 20 năm làm việc trong một nhà hàng buffet, họ luôn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nhiều khói dầu nhưng cặp vợ chồng này ít khi sử dụng khẩu trang, luôn trực tiếp đối mặt với khói dầu. Sau khi trở về nhà, bà Trần lại tiếp tục nấu ăn cho gia đình, chưa hề nghĩ đến việc sẽ đeo khẩu trang khi nấu nướng.

2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư phổi: Lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về một thứ độc hại luôn có sẵn trong bếp - Ảnh 2.

2 năm trước, ông Trần bỗng phát hiện mình đã mắc bệnh ung thư phổi và qua đời sau 1 năm chữa trị. Sau khi chồng mất, bà Trần cũng nhận ra việc hít thở của mình khá khó khăn, bà đến viện khám và được chẩn đoán có khối u 0,3cm trong phổi.

Theo bác sĩ Lại Cơ Minh, giáo sư Khoa nội tại Bệnh viện Vạn Phương (Đài Bắc, Đài Loan), sở dĩ 2 vợ chồng bà Trần cùng mắc một bệnh ung thư là do tính chất công việc phải tiếp xúc với khói dầu thường xuyên.

Khói dầu thực sự độc hại như thế nào?

Theo thống kê của các nhà khoa học Hồng Kông, phụ nữ châu Á không hút thuốc nhiều như phụ nữ châu Âu nhưng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi lại cao hơn. Nguyên nhân đến từ việc người Châu Á thích ăn đồ rán, xào. Khu bếp thường ở những nơi chật chội, không thoáng khí, khói dầu chính là nhân tố khiến họ mắc ung thư.

Ở nhiệt độ khoảng 60 độ C, dầu ăn sẽ bắt đầu quá trình oxy hóa. Ở trên 100 độ C thì các axit béo này bắt đầu phân hủy thành nhiều hợp chất có hại, glycerin sẽ tổng hợp thành acrolein chính là khói dầu có vị cay nồng, kích thích niêm mạc mũi, họng.

2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư phổi: Lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về một thứ độc hại luôn có sẵn trong bếp - Ảnh 4.

Nếu ở mức 200 độ C, đến mức dầu bốc lửa thì độc tính cũng lên đến đỉnh điểm, người thường xuyên hít phải loại khói này sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là mắc bệnh ung thư phổi.

Ngoài ra, không gian của bếp rất kín, các chất khí độc hại như carbon dioxide, carbon monoxide, nitrogen oxides được giải phóng từ các nguyên liệu đốt trong nhà bếp như khí hóa lỏng, than, hơi gas, khói bốc lên từ dầu ăn có thể khiến người nấu ăn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi.

Vậy phải làm sao để giảm thiểu tác hại từ khói dầu khi nấu ăn?

Theo các chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe thì chúng ta nên hạn chế tối đa việc chế biến các món chiên rán, không nên rán cháy đồ ăn đến mức dầu bốc mùi, khói mù mịt.

2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư phổi: Lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về một thứ độc hại luôn có sẵn trong bếp - Ảnh 5.

Cần hạn chế nấu các món chiên rán.

Trong gian bếp, cần phải có quạt thông gió. Sau khi nấu nướng xong nên mở cửa sổ cho thông gió ít nhất là 15 phút.

Những người thường xuyên nấu ăn, cảm thấy có dấu hiệu cổ họng đau rát, khó thở… thì nên đi kiểm tra y tế càng sớm càng tốt để khẳng định nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Cũng theo các chuyên gia, người thường xuyên phải nấu nướng, tiếp xúc nhiều với khói dầu thì nên trang bị khẩu trang chuyên dụng để bảo vệ sức khỏe. Sau khi nấu các món liên quan đến dầu mỡ, phải chế biến cầu kỳ thì nên dùng nước muối loãng xịt làm sạch mũi, họng.

Theo Ettoday

Chia sẻ