18 dấu hiệu của cơ thể cảnh báo bạn đang không khỏe và cần đi khám ngay cho kịp
Nếu nhận thấy mình có bất cứ triệu chứng nào trong số 18 dấu hiệu của cơ thể như dưới đây, hãy lên lịch hẹn khám với bác sĩ ngay để có được chẩn đoán chính xác.
Có những dấu hiệu của cơ thể đôi khi là bình thường nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn không biết. Nếu thấy mình có biểu hiện nào trong số các dấu hiệu dưới đây thì hãy đi khám sớm nhé.
1. Chu kì kinh nguyệt của bạn biến mất
Chu kì kinh nguyệt không phải lúc nào cũng chính xác gắn với lịch trình 28 ngày. Nhưng nếu bạn đột nhiên không có kinh, đó có thể là biểu hiện của rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ kinh nguyệt) hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (POS) – tình trạng dư thừa chất, tác động tới cách thức hoạt động của buồng trứng. Nếu chu kỳ kinh đến muộn, hãy bắt đầu bằng việc thử xem bạn có mang thai không.
Nhưng hãy biết rằng stress, mãn kinh sớm, giảm cân nghiêm trọng hay bệnh mãn tính như bất dung nạp gluten (bệnh celiac) cũng có thể là thủ phạm.
2. Có cục máu đông trong chu kì kinh nguyệt
Mỗi phụ nữ có chu kì kinh nguyệt khách nhau - người bị ra máu kinh ít, người bị ra máu kinh nhiều… Đôi khi, bạn có thể phát hiện thấy một cục máu đông, vốn không có gì đáng lo ngại. Nhưng liên tục xuất hiện các cục máu đông cỡ quả bóng golf có thể cho thấy bạn bị u xơ tử cung - loại u xơ không phải ung thư, hình thành trong tử cung và có thể khiến bạn chảy máu bất thường (đôi khi ra máu rất nhiều).
3. Bạn cảm thấy một bên cơ thể bị yếu đi hoặc tê liệt
Đây là dấu hiệu báo động đỏ nghiêm trọng: Nếu bạn đột ngột mất sức mạnh hoặc cảm giác ở một bên cơ thể (đặc biệt ở cánh tay và chân), bạn có thể bị đột quỵ. Mỗi bên não bộ kiểm soát phần cơ thể đối diện. Do đó, chảy máu ở một bên có thể biểu hiện vấn đề ở bên kia. Bạn nên tới bệnh viện khám ngay lập tức nếu phát hiện thấy triệu chứng này.
4. Bạn liên tục ợ nóng
Cảm giác rát bỏng ở ổ không quá bất thường – hơn 60% người Mỹ trải nghiệm nó ít nhất 1 lần/tháng. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng, nhiều hơn 2 lần/tuần (nhất là khi nó không xuất hiện sau một bữa ăn cay nóng), bạn có thể bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh này có thể gây ra các biến chứng phức tạp như loét và hen suyễn.
5. Ngẫu nhiên bị đau ngực
Ợ nóng có thể là thủ phạm gây ra cảm giác ngực bị thắt lại. Nhưng một khả năng khác là nhồi máu cơ tim. Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ ít nghiêm trọng hơn so với nam giới. Do đó, hãy đặc biệt chú ý tới bất cứ cảm giác bất thường nào ở ngực, nhất là khi bạn biết mình có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Cảm giác đau thắt ngực ấy cũng thường đi kèm với sự mệt mỏi, đau họng hoặc khó thở.
6. Bạn bị táo bóng
Táo bón – hay số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc không thể đi vệ sinh – không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhưng rắc rối với tuyến giáp, thành ruột hình thành sẹo do chấn thương, bệnh ruột kích thích hay tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân của táo bón. Đừng ngại đề cập tới chất thải của bạn nếu việc cố gắng đi vệ sinh đang dần khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn.
7. Bạn mệt mỏi một cách cùng cực
Ai mà không mệt mỏi cơ chứ? Rõ ràng, cảm giác mệt mỏi sau một đêm mất ngủ hoặc một tuần làm việc siêu căng thẳng không phải việc khiến bạn phải lo lắng. Nhưng nếu bạn thậm chí không thể bước lên cầu thang mà không cảm thấy hết hơi hoặc có cảm giác như cơ thể bạn đang phải làm việc thêm giờ để hoàn thành những nhiệm vụ thường ngày rất đơn giản, cần tới gặp bác sĩ sớm.
Họ có thể chỉ định xét nghiệm để xác định nguyên nhân gốc gây ra tình trạng mệt mỏi của bạn. Ở mức độ nghiêm trọng, kết quả có thể cho thấy một chứng bệnh về tim.
8. Bạn cảm thấy lúc nào cũng buồn nôn
Trước tiên, liệu có phải bạn đang mang thai? Nếu không, buồn nôn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ đau nửa đầu tới hội chứng sung huyết khung chậu (khi mạch máu ở khung chậu bị giãn ra), stress hay sỏi mật. Nôn mửa cũng là triệu chứng phổ biến của ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung.
9. Bạn luôn cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn không bao giờ có thể cảm thấy thoải mái với bất cứ nhiệt độ phòng nào, bạn có thể bị rối loạn tuyến giáp. Cường giáp (hay tuyến giáp hoạt động quá mạnh) làm đẩy nhanh quá trình hoạt động bình thường của cơ thể, khiến bạn đốt cháy năng lượng nhanh hơn, từ đó, gây ra cảm giác quá nóng.
Ngược lại, suy giáp (tuyến giáp hoạt động quá yếu) lại làm chậm hoạt động của cơ thể, khiến việc giữ ấm trở nên khó khăn hơn.
10. Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện
Phần lớn phụ nữ không biết triệu chứng này là dấu hiệu báo động của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và các bệnh nhiễm vùng kín khác. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bạn đang bị sỏi thận hành hạ. Cảm giác nóng rát xuất hiện khi một viên sỏi rời khỏi ống đái, đi vào bang quang của bạn.
11. Bạn không còn hứng thú với những món ăn vốn yêu thích
Có một số nguyên nhân không đáng lo ngại gây ra tình trạng mất khẩu vị (stress là một yếu tố chính). Nhưng thủ phạm nguy hiểm hơn có thể là ung thư tuyến tuỵ. Bụng có "cơ sở vật chất" hạn chế. Khi khối u hình thành ở đây, chúng tạo áp lực lên những cơ quan quanh đó, bao gồm cả dạ dày. Iarm cân đột ngột cũng có thể gây ra do bệnh đường ruột, tiểu đương, tuyến thượng thận thiếu hiệu quả hoặc rối loạn tuyến giáp.
12. Bạn bị chướng bụng cực kỳ nghiêm trọng
Chắc chắn rồi, bạn có thể đã tiêu thụ muối quá thường xuyên. Nhưng nếu liên tục bị đầy hơi, chướng bụng, đó là có thể dấu hiệu của các vấn đề ở bụng. Phần bụng căn phồng có thể báo hiệu sớm ung thư tuyến tuỵ và ung thư buồng trứng hoặc u nang - một dạng u phát triển, chiếm lĩnh không gian trong ổ bụng. Do đó, đừng vội đổ lỗi cho bữa ăn quá no trước đó của bạn.
13. Bạn bị sốt với thân nhiệt lên quá cao hoặc không thể giảm được
Nếu bạn bị sốt 38 độ C hoặc cao hơn, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang. Nhiệt độ càng tăng cao thêm thì khả năng bị nhiễm trùng bàng quang càng lớn thêm. Và bất cứ cơn sốt nào đạt tới ngưỡng 39 độ C hoặc kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ. Sốt có thể liên quan tới bệnh tự miễn – có hơn 80 loại khác nhau, nhưng nhiều loại có chung triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, sốt nhẹ.
14. Bạn chịu đựng sự hành hạ của cơn đau ở lưng, đường ruột hay bàng quang
Tập hợp cảm giác khó chịu này là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe hiếm gặp có tên Hội chứng đuôi ngựa (Cauda equina syndrome). Chứng bệnh này gây áp lực lên dây thần kinh ở phía cuối cột sống vốn liên kết với cơ quan ở khung chậu, từ đó gây són tiểu và mất cảm giác ở háng. Cần phải phẫu thuật cấp cứu hoặc bạn sẽ không thể hồi phục trọn vẹn.
15. Có máu trong phân
Nếu bạn phát hiện các đốm đỏ trên giấy vệ sinh, đừng hoảng sợ vội. Nó chỉ có nghĩa là bạn một vết rách nhỏ, có thể tự lành ở ruột thẳng - thường do cục phân lớn khi được bài tiết gây ra. Nhưng nếu bạn thực sự thấy máu trong phân, đó có thể là dấu hiệu bệnh ung thư.
16. Có máu trong bãi nôn của bạn
Giống như việc phải gồng mình gắng sức cao độ làm nổi rõ mạch máu trong mắt, nó có thể làm nổi rõ mạch máu nhỏ trong cổ họng. Điều này nghĩa là bạn sẽ nhìn thấy các đốm đỏ trong bãi nôn của mình. Nhưng bãi nôn màu đỏ tươi hoặc có cục máu đông có thể báo hiệu tình trạng chảy máu đe doạ tính mạng trong dạ dày hoặc thực quản và khiến bạn được gửi thẳng tới phòng cấp cứu.
17. Bạn rụng rất nhiều tóc
Nếu bạn nhận thấy mình bị mất một lượng tóc đáng kể một cách bất thường, đừng vội tìm kiếm các loại dầu gội đầu giúp làm dày tóc. Tóc mỏng có thể che giấu một vấn đề liên quan tới hormone, rối loạn tuyến giáp hoặc thậm chí thiếu máu.
Có khả năng rụng tóc nhiều không chỉ là triệu chứng duy nhất. Do đó, hãy đặc biệt chú ý tới những thay đổi trong mức năng lượng, chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng và kết cấu làn da của bạn.
18. Bạn liên tục bị những cơn đau không thể lý giải
Đau mang tính chủ quan và đó là một triệu chứng không rõ ràng đi kèm với gần như bất cứ chứng bệnh nào. Nhưng không nên bỏ qua những cơn đau liên tục. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu hoặc đau ngực nhiều hơn bình thường, rất có thể, một căn bệnh nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
Nguồn: WMH