16 "kẻ thù" cực nguy hiểm của tình yêu
Những "kẻ thù" nguy hiểm này bao gồm những thói quen xấu, những hành động sai lầm xuất phát từ cả hai phía khi đang yêu.
1. Cố gắng cải thiện đối tác
Người tốt đến mấy thì vẫn tồn tại những khiếm khuyết. Vì vậy dù bạn là ai, dù xuất phát từ mục đích gì, bạn cũng đừng hy vọng vào việc thay đổi một người nào đó.
Nhắc nhở người ấy, giúp người ấy tiến bộ, hoàn thiện mình hơn là điều cần thiết song cố gắng thay đổi triệt để, toàn diện về họ lại là một sai lầm. Và nó hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tan vỡ tình yêu.
2. Tìm kiếm và ghi nhớ lỗi lầm
Đào bới các lỗi lầm của đối phương và không ngừng nhắc đến các lỗi lầm đó mỗi khi có xung đột xảy ra chỉ khiến cho hai người đang yêu dần trở nên thù địch, căm ghét nhau hơn.
3. Tranh cãi ở nơi công cộng
Hành vi cãi nhau của các cặp đôi ở chốn đông người chắc chắn sẽ gây sự chú ý và phiền toái cho những người xung quanh. Chính điều đó khiến người trong cuộc khó giải quyết vấn đề.
Tất cả những bất đồng mang tính cá nhân đó hãy tranh cãi ở chốn riêng tư, nơi chỉ có hai người thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. Né tránh xung đột
Không phải lúc nào tình yêu cũng màu hồng và ngọt ngào. Xung đột chính là một phần không thể thiếu, là yếu tố cần thiết để hai người hiểu nhau hơn và gắn bó lâu dài.
Né tránh xung đột không phải là cách hay để duy trì một tình yêu đẹp. Ngược lại những mâu thuẫn giữa hai người sẽ mãi mãi bị dồn ứ lại. Chỉ cần bạn đối mặt với xung đột bằng suy nghĩ tích cực thì nó sẽ trở thành yếu tố lành mạnh cho tình yêu lứa đôi.
5. Không nói ra điều mình nghĩ
Người yêu bạn sẽ không thể đọc được mọi suy nghĩ của bạn nên đừng nghĩ đến việc im lặng mà họ vẫn hiểu bạn. Khi mối quan hệ gặp trục trặc, hãy lên tiếng đúng lúc.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các cặp đôi sẽ tránh được căng thẳng khi nói ra vấn đề khúc mắc trong lòng hơn là giấu kín cảm xúc của mình.
Đồng thời không quên nói những lời yêu thương, bày tỏ cảm xúc cá nhân để nửa kia cảm nhận được tình cảm của mình dành cho họ.
6. Quên tha thứ
Một trong những sai lầm được coi là "kẻ thù" của tình yêu đó là nói không với sự tha thứ. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ giữ nguyên hận thù trong lòng và làm tổn thương chính mình, gây ra sự căng thẳng, những lo lắng không muốn về mối quan hệ hiện tại.
Trong mọi hoàn cảnh thì lòng bao dung, sự cảm thông với đối tác luôn có tác dụng tiêu cực để nuôi dưỡng một tình yêu lành mạnh.
7. Thảo luận các vấn đề quan trọng vào thời điểm "xấu"
Việc thảo luận về kế hoạch, dự định trong tương lai... của mối quan hệ đều cần có thời gian và địa điểm phù hợp. Nếu bạn liên tục đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng khi đối tác vừa trải qua một ngày làm việc căng thẳng, khi hai người đang giận dỗi nhau... thì điều đó cũng có nguy cơ trở thành "kẻ thù" của tình yêu.
Những vấn đề quan trọng này nên được đề cập đến vào lúc hai người có tâm trạng thoải mái nhất.
Ảnh minh họa.
8. Lưu giữ những điều nhỏ nhặt
Tình yêu bền vững phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng cho - nhận giữa hai bên. Tuy nhiên, việc lưu giữ những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như: Anh trả tiền cho bữa tối tuần trước thì tuần này đến lượt em... có thể gây ra sự căng thẳng không cần thiết cho mọi mối quan hệ.
9. Theo dõi đối tác
Tình yêu chỉ có thể bền vững nhờ chiếc chìa khóa niềm tin. Tin tưởng vào người mình yêu thương và tôn trọng sự riêng tư của họ chính là nguyên tắc cần thiết mà ai cũng cần ghi nhớ.
Những hành động theo dõi đối tác bằng cách lấy trộm mật khẩu email, điện thoại, chìa khóa phòng... và âm thầm điều tra họ là yếu tố phản tác dụng, có thể "giết chết" tình yêu.
10. Cho phép sự ghen tuông tồn tại trong tình yêu
Nghi ngờ người yêu có thể là biểu hiện của vấn đề nghiêm trọng hơn: mối quan hệ không an toàn. Và khi ở trong một mối quan hệ như vậy, phụ nữ dễ nảy sinh lòng ghen tuông, dẫn đến những hành động thái quá.
Người ta vẫn nói ghen tuông là gia vị cần thiết của tình yêu. Nhưng cho phép sự ghen tuông tồn tại như một lẽ tất yếu và diễn ra thường xuyên thì nó lại có nguy cơ hủy hoại tình yêu.
11. So sánh
Hãy quên đi ấn tượng về người cũ và ngừng so sánh đối tác với người yêu quá khứ hoặc những người xung quanh. Điều này có thể dẫn đến sự thất vọng về tình yêu hiện tại.
12. Làm tất cả mọi thứ cùng nhau
Yêu nhau, muốn ở gần nhau là điều dễ hiểu, song quấn quýt với nhau mọi lúc mọi nơi lại có ảnh hưởng xấu đến tình cảm của hai người. Dù yêu đến mấy thì những người đang yêu vẫn cần có thời gian, không gian riêng.
Thậm chí, những khoảnh khắc cô đơn còn có thể tăng cường sự gắn bó giữa hai người, khiến họ cảm nhận thời gian ở bên nhau có ý nghĩa hơn.
13. Lừa dối
Bên cạnh niềm tin, chìa khóa thành công của mọi mối quan hệ còn cần đến sự trung thực. Bởi thế, những lời nói dối và hành vi lừa dối đối tác chắc chắc là một trong nhiều "kẻ thù" cực nguy hiểm của tình yêu.
14. Không thành thật với chính mình
Không chỉ cần thành thật với đối phương mà khi yêu, mọi người còn cần trung thực với cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Cụ thể, bạn cần thừa nhận điều gì mình hài lòng và chưa hài lòng về nửa ấy, tình yêu có thực sự mang lại hạnh phúc cho bạn? Bạn có che giấu hay đang cố gắng chịu đựng một điều khó chịu gì đó?..
Chỉ khi thành thật với chính mình bạn mới có thể cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu và biết mình có đang phí hoài thời gian, tình cảm vào một mối quan hệ không xứng đáng?
15. Thiếu tự tin
Cảm giác thiếu tự tin trước đối tác thực sự có thể gây ra những tác động xấu như nó khiến bạn không dám đón nhận tình cảm, sự quan tâm của người yêu dành cho mình. Điều này cũng khiến đối tác khó chịu, không thoải mái.
Sự thiếu tự tin cũng có thể dẫn đến cảm giác mặc cảm, lo lắng về sự chênh lệch giữa hai người... Và khi hai người đến với nhau trong tâm thế thiếu thoải mái thì tình yêu sẽ chẳng thể bền vững được.
16. Cho rằng tình yêu của mình là sự ban ơn
Sẽ chẳng có khoảng cách, sự hơn - kém nào giữa hai người yêu nhau, cho dù một người giàu có, giỏi giang, đẹp đẽ hơn đối phương.
Tình yêu không có chỗ cho sự so đo hơn thiệt, vậy nên đừng nghĩ mình đến với anh ấy/cô ấy bằng một tình yêu ban ơn, chiếu cố. Bởi như thế là bạn đang làm tổn thương lòng tự trọng của nửa kia và tự giết chết tình cảm của họ dành cho bạn đấy.
Người tốt đến mấy thì vẫn tồn tại những khiếm khuyết. Vì vậy dù bạn là ai, dù xuất phát từ mục đích gì, bạn cũng đừng hy vọng vào việc thay đổi một người nào đó.
Nhắc nhở người ấy, giúp người ấy tiến bộ, hoàn thiện mình hơn là điều cần thiết song cố gắng thay đổi triệt để, toàn diện về họ lại là một sai lầm. Và nó hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tan vỡ tình yêu.
2. Tìm kiếm và ghi nhớ lỗi lầm
Đào bới các lỗi lầm của đối phương và không ngừng nhắc đến các lỗi lầm đó mỗi khi có xung đột xảy ra chỉ khiến cho hai người đang yêu dần trở nên thù địch, căm ghét nhau hơn.
3. Tranh cãi ở nơi công cộng
Hành vi cãi nhau của các cặp đôi ở chốn đông người chắc chắn sẽ gây sự chú ý và phiền toái cho những người xung quanh. Chính điều đó khiến người trong cuộc khó giải quyết vấn đề.
Tất cả những bất đồng mang tính cá nhân đó hãy tranh cãi ở chốn riêng tư, nơi chỉ có hai người thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. Né tránh xung đột
Không phải lúc nào tình yêu cũng màu hồng và ngọt ngào. Xung đột chính là một phần không thể thiếu, là yếu tố cần thiết để hai người hiểu nhau hơn và gắn bó lâu dài.
Né tránh xung đột không phải là cách hay để duy trì một tình yêu đẹp. Ngược lại những mâu thuẫn giữa hai người sẽ mãi mãi bị dồn ứ lại. Chỉ cần bạn đối mặt với xung đột bằng suy nghĩ tích cực thì nó sẽ trở thành yếu tố lành mạnh cho tình yêu lứa đôi.
5. Không nói ra điều mình nghĩ
Người yêu bạn sẽ không thể đọc được mọi suy nghĩ của bạn nên đừng nghĩ đến việc im lặng mà họ vẫn hiểu bạn. Khi mối quan hệ gặp trục trặc, hãy lên tiếng đúng lúc.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các cặp đôi sẽ tránh được căng thẳng khi nói ra vấn đề khúc mắc trong lòng hơn là giấu kín cảm xúc của mình.
Đồng thời không quên nói những lời yêu thương, bày tỏ cảm xúc cá nhân để nửa kia cảm nhận được tình cảm của mình dành cho họ.
6. Quên tha thứ
Một trong những sai lầm được coi là "kẻ thù" của tình yêu đó là nói không với sự tha thứ. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ giữ nguyên hận thù trong lòng và làm tổn thương chính mình, gây ra sự căng thẳng, những lo lắng không muốn về mối quan hệ hiện tại.
Trong mọi hoàn cảnh thì lòng bao dung, sự cảm thông với đối tác luôn có tác dụng tiêu cực để nuôi dưỡng một tình yêu lành mạnh.
7. Thảo luận các vấn đề quan trọng vào thời điểm "xấu"
Việc thảo luận về kế hoạch, dự định trong tương lai... của mối quan hệ đều cần có thời gian và địa điểm phù hợp. Nếu bạn liên tục đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng khi đối tác vừa trải qua một ngày làm việc căng thẳng, khi hai người đang giận dỗi nhau... thì điều đó cũng có nguy cơ trở thành "kẻ thù" của tình yêu.
Những vấn đề quan trọng này nên được đề cập đến vào lúc hai người có tâm trạng thoải mái nhất.
Ảnh minh họa.
8. Lưu giữ những điều nhỏ nhặt
Tình yêu bền vững phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng cho - nhận giữa hai bên. Tuy nhiên, việc lưu giữ những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như: Anh trả tiền cho bữa tối tuần trước thì tuần này đến lượt em... có thể gây ra sự căng thẳng không cần thiết cho mọi mối quan hệ.
9. Theo dõi đối tác
Tình yêu chỉ có thể bền vững nhờ chiếc chìa khóa niềm tin. Tin tưởng vào người mình yêu thương và tôn trọng sự riêng tư của họ chính là nguyên tắc cần thiết mà ai cũng cần ghi nhớ.
Những hành động theo dõi đối tác bằng cách lấy trộm mật khẩu email, điện thoại, chìa khóa phòng... và âm thầm điều tra họ là yếu tố phản tác dụng, có thể "giết chết" tình yêu.
10. Cho phép sự ghen tuông tồn tại trong tình yêu
Nghi ngờ người yêu có thể là biểu hiện của vấn đề nghiêm trọng hơn: mối quan hệ không an toàn. Và khi ở trong một mối quan hệ như vậy, phụ nữ dễ nảy sinh lòng ghen tuông, dẫn đến những hành động thái quá.
Người ta vẫn nói ghen tuông là gia vị cần thiết của tình yêu. Nhưng cho phép sự ghen tuông tồn tại như một lẽ tất yếu và diễn ra thường xuyên thì nó lại có nguy cơ hủy hoại tình yêu.
11. So sánh
Hãy quên đi ấn tượng về người cũ và ngừng so sánh đối tác với người yêu quá khứ hoặc những người xung quanh. Điều này có thể dẫn đến sự thất vọng về tình yêu hiện tại.
12. Làm tất cả mọi thứ cùng nhau
Yêu nhau, muốn ở gần nhau là điều dễ hiểu, song quấn quýt với nhau mọi lúc mọi nơi lại có ảnh hưởng xấu đến tình cảm của hai người. Dù yêu đến mấy thì những người đang yêu vẫn cần có thời gian, không gian riêng.
Thậm chí, những khoảnh khắc cô đơn còn có thể tăng cường sự gắn bó giữa hai người, khiến họ cảm nhận thời gian ở bên nhau có ý nghĩa hơn.
13. Lừa dối
Bên cạnh niềm tin, chìa khóa thành công của mọi mối quan hệ còn cần đến sự trung thực. Bởi thế, những lời nói dối và hành vi lừa dối đối tác chắc chắc là một trong nhiều "kẻ thù" cực nguy hiểm của tình yêu.
14. Không thành thật với chính mình
Không chỉ cần thành thật với đối phương mà khi yêu, mọi người còn cần trung thực với cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Cụ thể, bạn cần thừa nhận điều gì mình hài lòng và chưa hài lòng về nửa ấy, tình yêu có thực sự mang lại hạnh phúc cho bạn? Bạn có che giấu hay đang cố gắng chịu đựng một điều khó chịu gì đó?..
Chỉ khi thành thật với chính mình bạn mới có thể cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu và biết mình có đang phí hoài thời gian, tình cảm vào một mối quan hệ không xứng đáng?
15. Thiếu tự tin
Cảm giác thiếu tự tin trước đối tác thực sự có thể gây ra những tác động xấu như nó khiến bạn không dám đón nhận tình cảm, sự quan tâm của người yêu dành cho mình. Điều này cũng khiến đối tác khó chịu, không thoải mái.
Sự thiếu tự tin cũng có thể dẫn đến cảm giác mặc cảm, lo lắng về sự chênh lệch giữa hai người... Và khi hai người đến với nhau trong tâm thế thiếu thoải mái thì tình yêu sẽ chẳng thể bền vững được.
16. Cho rằng tình yêu của mình là sự ban ơn
Sẽ chẳng có khoảng cách, sự hơn - kém nào giữa hai người yêu nhau, cho dù một người giàu có, giỏi giang, đẹp đẽ hơn đối phương.
Tình yêu không có chỗ cho sự so đo hơn thiệt, vậy nên đừng nghĩ mình đến với anh ấy/cô ấy bằng một tình yêu ban ơn, chiếu cố. Bởi như thế là bạn đang làm tổn thương lòng tự trọng của nửa kia và tự giết chết tình cảm của họ dành cho bạn đấy.