12 lỗi nguỵ biện giao tiếp chị em nên nằm lòng để tranh luận cho sang lại không mang tiếng "cãi cùn"

Quiry,
Chia sẻ

Cùng nắm rõ 12 lỗi nguỵ biện này để chiến thắng với những đồng nghiệp "cãi cùn" nhé chị em ơi!

Trong giao tiếp hàng ngày, chuyện mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên tranh luận, phản biện đúng đắn sẽ hóa giải mọi vấn đề và giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Ngược lại, nếu cuộc trò chuyện đi vào bế tắc khi một trong hai bên nặng lời và "cãi cùn" hơn, điều này sẽ làm nảy sinh những thù hằn cá nhân.

Chốn công sở cũng chẳng phải ngoại lệ, hằng ngày chị em phải tranh luận với sếp, đồng nghiệp. Chắc chắn không một ai muốn bị lép vế, nhưng bạn cũng cần hiểu quy tắc trong phản biện, đó là mọi thứ phải thật logic. Do đó, nếu muốn sếp và đồng nghiệp phải kính phục, hãy trình bày luận điểm chặt chẽ. Trước hết, chị em cần tránh 12 lỗi ngụy biện dưới đây đó!

1. Ngụy biện lươn trạch

Nguỵ biện kiểu này là việc chúng ta cho rằng khi một sự kiện xảy ra, chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt những kết quả xấu. Ví dụ: "Đừng cho một đứa nhân viên mới lên thuyết trình, bởi vì nó chưa có kinh nghiệm, sẽ làm hỏng việc và khiến người khác thấy bạn ấy đang được thiên vị".

12 lỗi ngụy biện giao tiếp ít ai biết nhưng nếu hiểu rõ có thể giúp bạn chiến thắng trong mỗi cuộc tranh luận với đồng nghiệp - Ảnh 1.

2. Ngụy biện khát quát vội vã

Đây là kiểu lập luận khi một ai đó ngay lập tức đưa ra kết quả khi chưa đủ dẫn chứng. Ví dụ: "Tôi đã làm việc cùng nhiều sinh viên trường X, nói chung chẳng một ai làm việc nên hồn. Vì thế sinh viên trường X đều là những kẻ kém cỏi."

3. Ngụy biện cá trích

Khi chúng ta đang bàn đến một vấn đề mà đối phương lại nói những luận điểm chẳng liên quan đến vấn đề đó thì nó được coi là ngụy biện cá trích. Ví dụ: "Sao sếp lại tăng lương cho nhân viên ấy? Thế còn cuộc sống của gia đình tôi thì sếp tính thế nào?"

4. Ngụy biện di truyền

Thường những người hay đổ lỗi cho một sự cố dựa vào nguồn gốc của nó thì được coi là ngụy biện di truyền. Ví dụ: "Bạn nhân viên đó năng lực không xuất sắc, chắc chắn là vì cha mẹ của bạn ấy cũng là những kẻ tầm thường mà thôi!"

12 lỗi ngụy biện giao tiếp ít ai biết nhưng nếu hiểu rõ có thể giúp bạn chiến thắng trong mỗi cuộc tranh luận với đồng nghiệp - Ảnh 2.

5. Ngụy biện lợi dụng cảm xúc

Đây là một kiểu ngụy biện thường thấy khi tranh luận đuối lý lẽ. Khi đó người ta sẽ phải bấu víu vào lý do cảm xúc để giành được lợi thế. Ví dụ: "Tại sao sếp lại thăng chức tăng lương cho người đó mà không phải em? Em coi sếp như một người thân trong gia đình mình cơ mà?"

6. Ngụy biện người rơm

Người rơm là một hình nộm được phác họa từ hình ảnh của ai đấy. Ngụy biện người rơm tức là đối phương đang công kích quan điểm không phải của chúng ta. Ví dụ: "Tại sao chị lại ghét sếp đến như thế?" (trong khi chúng ta không hề có hiềm khích gì với cấp trên và chỉ đang tranh luận công bằng).

7. Ngụy biện lập luận luẩn quẩn

Ở đây, lập luận luẩn quẩn tức là người nói không đưa ra được dẫn chứng nào tốt mà chỉ lặp đi lặp lại khẳng định của bản thân. Ví dụ: "Nhân viên A thật kém cỏi, sẽ không một ai kém hơn anh ta. Anh ta cũng chẳng giỏi hơn ai cả đâu!"

12 lỗi ngụy biện giao tiếp ít ai biết nhưng nếu hiểu rõ có thể giúp bạn chiến thắng trong mỗi cuộc tranh luận với đồng nghiệp - Ảnh 3.

8. Ngụy biện tương đồng luân lý

Loại ngụy biện này thể hiện qua những so sánh phóng đại, không chính xác và mang tính công kích cá nhân. Ví dụ: "Có cái việc dễ ợt như thế mà cũng làm chẳng xong, bạn còn kém hơn cả một đứa tiểu học."

9. Ngụy biện đen trắng

Đen trắng là những màu cơ bản nhưng nó cũng chỉ là 2 trong số nhiều màu sắc trên thế giới này. Ngụy biện đen trắng tức là bạn đang làm đơn giản hóa mọi thứ một cách quá đà. Ví dụ: "Em nghĩ nếu toàn công ty cố gắng thì chúng ta sẽ ổn cả sau mùa dịch này thôi!" (Câu nói không đưa ra thông tin hữu ích mà chỉ nói chung chung, đơn giản).

10. Ngụy biện lập luận vòng quanh

Trong những dẫn chứng bạn đưa ra, nếu tồn tại ý kiến chủ quan cá nhân thì điều đó đều bị coi là lập luận vòng quanh. Ví dụ: "Bạn nhân viên xấu xa đó đã làm nhiều việc tệ hại, vừa kém cỏi lại còn không có nhân cách tốt." (Bạn mặc định nhân viên ấy là xấu xa trước khi đưa ra dẫn chứng).

12 lỗi ngụy biện giao tiếp ít ai biết nhưng nếu hiểu rõ có thể giúp bạn chiến thắng trong mỗi cuộc tranh luận với đồng nghiệp - Ảnh 4.

11. Ngụy biện nhân quả sai

Nhiều người cho rằng sự việc B xảy ra sau sự việc A tức là B là kết quả của A. Nhưng điều này cực kỳ tai hại và sai lầm. Ví dụ: "Sau khi anh A lên vị trí giám đốc thì nhân viên cấp dưới làm việc kém hẳn."

12. Ngụy biện công kích cá nhân

Kiểu ngụy biện này cũng thường thấy trong giao tiếp. Thay vì tranh biện sòng phẳng, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau, nhiều người sử dụng hình thức công kích cá nhân làm tổn thương người khác, khiến họ tự ti và xấu hổ với bản thân. Ví dụ: "Đừng nói gì nữa vì lời nào của bạn cũng đều là sai lầm!"

Trên đây là 12 kiểu ngụy biện thường thấy trong giao tiếp, chị em hãy nắm vững để trở thành một người ăn nói khôn ngoan chốn công sở lẫn ngoài đời sống nhé!

12 lỗi ngụy biện giao tiếp ít ai biết nhưng nếu hiểu rõ có thể giúp bạn chiến thắng trong mỗi cuộc tranh luận với đồng nghiệp - Ảnh 5.

Chia sẻ