10 thói quen tài chính lỗi thời chúng ta nên nói tạm biệt
Một số thói quen tài chính cần thay đổi để giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Ngay cả những người không phải là chuyên gia kinh tế cũng nhận thức rõ rằng chúng ta cần phải xử lý tài chính một cách cẩn thận. Có một số điều liên quan đến tài chính cá nhân mà bắt buộc chúng ta nên tìm hiểu. Nếu bạn đã quyết định thoát khỏi những định kiến cũ mà không một chút hối tiếc thì việc tìm ra cách để hiểu biết về tài chính và những sai lầm nên tránh là vô cùng cần thiết.
1. Sống theo nguyên tắc "ít nhất nó là của tôi"
Sống trong điều kiện chật chội nhưng căn hộ của chính mình là một giá trị chưa bao giờ lỗi thời. Ngày nay việc sở hữu tài sản của riêng bạn không coi là bắt buộc nữa vì mọi người di chuyển nhiều nơi và ít khi ở quá lâu một chỗ.
2. Tiết kiệm tiền cho bản thân
Một người càng giới hạn bản thân, họ sẽ càng muốn vượt qua những hạn chế được tạo ra một cách giả tạo. Đó là lý do tại sao sự tiết kiệm quá mức cuối cùng lại dẫn đến mua sắm bốc đồng mà sau này họ sẽ luôn cảm thấy hối tiếc và xấu hổ.
3. Không tiết kiệm tiền cho kỳ nghỉ
Lối sống bận rộn ngày nay khiến chúng ta coi một kỳ nghỉ như là điều kiện cần để làm việc hiệu quả hơn. Đó là lý do tại sao đi nghỉ ở biển là một quan điểm xa xỉ vào thời điểm hiện nay.
4. Đặt tiền đầu tư vào ngân hàng hoặc tiền tích lũy trong heo đất
Truyền thống tiết kiệm tiền luôn có và sẽ luôn ở đó. Nhưng đã đến lúc bạn cần xem xét lại nó một chút, bởi vì nếu số tiền tiết kiệm vẫn giữ nguyên, thì nó không có nhiều ý nghĩa. Ngày nay, các ngân hàng cung cấp nhiều cách mà bạn có thể kiếm được lãi suất sinh lời và cơ hội này thực sự đáng để tận dụng.
5. Không cố gắng tìm một công việc tốt hơn
Trước kia bạn cần kiếm cho mình một công việc ổn định để cuộc sống không bị bấp bênh. Nhưng ngày nay, việc thử các con đường sự nghiệp khác nhau cho đến khi bạn tìm được thứ thực sự thích không được coi là đáng xấu hổ. Hơn nữa, không có sự thay đổi trong nghề nghiệp là một lý do khiến bạn trì hoãn một thu nhập khá hơn.
6. Luôn cho vay tiền
Căn nguyên của thói quen tài chính này đi thẳng vào tâm lý. Mong muốn luôn giúp đỡ bạn bè và những người thân yêu về mặt tài chính hình thành cảm giác tội lỗi vô cớ. Trên thực tế, nếu ai đó xúc phạm vì bạn không muốn làm điều mà bản chất là không bắt buộc. Có nghĩa là vấn đề nằm ở những người đang cố gắng thao túng bạn theo cách này.
7. Luôn đánh giá mọi thứ cần mua theo hướng giá niêm yết
Mỗi khi bạn định mua một món hàng đắt tiền, hãy cố không chỉ nhìn vào các con số trên thẻ giá mà còn ở phần thưởng cá nhân mà giao dịch mua này sẽ mang lại.
8. Không chịu phá vỡ lối suy nghĩ "cũ"
Những người đã xoay xở để cải thiện điều kiện tài chính của mình có thể cảm thấy khó khăn trong việc điều chỉnh và làm quen với lối sống mới này. Vì vậy, nếu đã phải tiết kiệm tiền cho mọi thứ trong một thời gian dài và khó kiếm được tiền, bạn có thể nghĩ rằng: Tôi không xứng đáng sở hữu nhiều thứ mặc dù có thể mua chúng.
Ví dụ: Giao việc nhà cho người giúp việc giúp giải phóng thời gian mà bạn có thể dùng để trở nên giàu có hơn. Nhưng thói quen tự mình làm mọi việc và từ chối sự giúp đỡ của người trông trẻ, dịch vụ giao hàng, dịch vụ dọn dẹp là đặc điểm của những người sắp nghèo.
9. Không muốn thay đổi hóa đơn như 1 thói quen
Mặc dù chúng ta không thể làm được nhiều để thay đổi các hóa đơn của mình cho các dịch vụ tiện ích, nhưng giá mà bạn phải trả cho điện thoại di động và internet thì linh hoạt hơn. Có những người không thay đổi phí điện thoại di động của họ trong nhiều năm vì con số đó đã trở thành thói quen. Nhưng hiện tại, các nhà khai thác viễn thông có nhiều gói phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
10. Giữ rất nhiều thẻ tín dụng dù không cần dùng đến
Một số lượng lớn thẻ tín dụng có phí dịch vụ rất lớn mỗi năm nếu bạn cộng lại. Bạn nên đặc biệt cẩn thận với thẻ tín dụng cao cấp vì chúng có phí dịch vụ khá đắt. Cách tốt nhất là bạn nên giới hạn sử dụng ở 1 hoặc 2 thẻ.
Theo brightside