10 thay đổi nhỏ sẽ giúp bạn đẩy lui bệnh tiểu đường
Một chế độ ăn uống kết hợp với tập thể dục aerobic giúp bạn tăng cường kháng thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Để phòng bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần bắt đầu một vài thói quen hàng ngày. Duy trì những thói quen này giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường mãi mãi.
1. Quan tâm đến trọng lượng cơ thể
Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng gần như tất cả các bệnh đều liên quan đến cân nặng. Những người thừa cân hoặc béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường type-2 thậm chí nếu bệnh đái tháo đường không phải là di truyền. Thừa cân có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn và tăng huyết áp của bạn. Do đó, điều quan trọng là hãy giảm cân, giữ chỉ số BMI ổn định và một thân hình cân đối.
2. Tăng cường vận động
Giảm cân và hoạt động thể chất là rất cần thiết để giữ sức khỏe. Vì vậy hãy thử chạy bộ sau khi ăn trưa, đổ mồ hôi ở phòng tập thể dục để giúp cơ thể hấp thụ glucose và tiêu thụ insulin. Khoảng 30-45 phút đi bộ nhanh hàng ngày cũng có thể rất có lợi cho sức khỏe.
3. Bổ sung chất xơ
Cải thiện và kiểm soát mức độ đường trong máu của bạn bằng cách tăng lượng chất xơ. Chất xơ chứa nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu lăng, các loại trái cây và các loại hạt giúp hấp thụ cholesterol ra và cân bằng nồng độ đường trong máu.
4. Ăn ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn chất xơ và carbohydrates, vì vậy hãy tiêu thụ các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Ngoài chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
5. Bỏ qua đường tinh luyện
Đường tinh luyện có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là, nó cung cấp cho cơ thể quá nhiều glucose và theo thời gian làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Tăng cân cũng là một tác dụng phụ tiêu thụ một lượng dư thừa của đường tinh luyện.
6. Chọn chất béo tốt
Chất béo không no từ các loại hạt và hạt giống cũng là một lựa chọn tốt cho công tác phòng chống bệnh tiểu đường. Chất béo từ thức ăn nhanh và thực phẩm chiên có thể làm cho bạn tăng cân và có thể gây ra lượng cholesterol cao và bệnh tiểu đường.
7. Không ăn thịt đỏ
Thịt đỏ với chất béo và thịt chế biến sẵn có thể gây ra bệnh tiểu đường. Điều này không có nghĩa là bạn nên loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn, nhưng hãy tiêu thụ ở mức điều độ. Ngoài ra, hàm lượng sắt có trong thịt đỏ thường gây tổn thương đến các tế bào sản xuất insulin.
8. Uống sữa
Sữa là sự kết hợp của carbohydrates và protein và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 2phần sữa trong một chế độ ăn uống hàng ngày là một lựa chọn tốt và sản phẩm khác như sữa đông, bơ và pho mát hoặc tiểu cũng là sản phẩm thay thế tốt. Hãy chọn sữa ít béo vì chất béo trong sữa là không lành mạnh và tăng lượng calo.
9. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường; lượng đường cao trong máu có thể gây tổn thương cho các động mạch, có thể ảnh hưởng lưu thông máu. Hút thuốc dẫn đến kháng insulin, do đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
10. Ăn sữa chua
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell, Mỹ đã phát hiện ra rằng thêm một thức uống probiotic trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp ngăn ngừa kháng insulin, một thuộc tính quan trọng của chế độ ăn uống bệnh gây ra như bệnh tiểu đường loại 2.
(Nguồn: IndiaTime)