10 sự thật về đôi mắt người khiến bạn không tin vào mắt mình

Nguyễn Ly,
Chia sẻ

Đôi mắt chứa nhiều điều bí ẩn mà con người đang khám phá. Sau đây là 10 sự thật khó tin đã được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh.

1. Các cơ tập trung ở mắt di chuyển khoảng 1000.000 lần mỗi ngày
 
su-that-ve-mat
Nếu so với nhịp tim, hoạt động của mắt gấp 10 lần.

Trung bình, cơ của mắt người di chuyển khoảng 100.000 lần mỗi ngày. Nếu lấy con số này so với sức hoạt động của cơ chân, các nhà khoa học tính toán rằng số lần hoạt động của mắt mỗi ngày tương đương với việc đi bộ hơn 80 km/ngày.

2. Khoảng 10 nghìn năm về trước, 100% mắt của loài người đều là mắt nâu
 
su-that-ve-mat
Những người mắt xanh đầu tiên xuất hiện khoảng 10.000 năm về trước.

Màu mắt "gốc" của con người là màu nâu. Tuy nhiên, vào khoảng 10.000 năm về trước, màu mắt của những người sống ở gần Biển Đen ở các thế hệ sau đã tiến hóa sang màu xanh lá cây do đột biến di truyền, dấu hiệu cho thấy con người vẫn đang trong quá trình tiến hóa. Hiện còn có nhiều giả thiết khác nhau về sự xuất hiện của những đôi mắt màu xanh lá cây vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
 
3. Con người có thể nhìn một cây nến cách xa 48 km nếu Trái đất bằng phẳng và hoàn toàn chìm trong bóng tối
 
su-that-ve-mat
Thứ xa nhất mà mắt thường có thể thấy được là thiên hà Andromeda.

Do bề mặt Trái Đất hình tròn nên mắt người chỉ có thể tối đã khoảng 5km nhưng con người có khả năng nhìn xa hơn thế. Nếu trái đất "thẳng băng", bạn có thể nhìn thấy ánh sáng cách xa hàng chục km. Nếu Trái Đất chìm hoàn toàn trong bóng tối, bạn thậm chí có thể nhìn thấy ánh sáng của một ngọn nến bập bùng cách xa đến 48km.

4. Cả mắt trái và mắt phải đều có điểm mù độc lập

su-that-ve-mat

Mắt người có một điểm mù trên võng mạc. Điểm này của võng mạc không có dầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Tuy nhiên, điều tuyệt vời là điểm mù của mắt phải và mắt trái đối xứng nhau. Điều này có nghĩa là nếu một phần tầm nhìn mắt này rơi vào điểm mù thì sẽ được bù đắp bằng mắt kia.

5. Mỗi con mắt chứa khoảng 107 triệu tế bào và tất cả chúng đều nhạy cảm với ánh sáng

su-that-ve-mat

Mắt người được cấu thành từ hơn một triệu các bộ phận có từng chức năng riêng. Mỗi mắt chứa 107 triệu tế bào cảm nhận ánh sáng, bao gồm 7 triệu tế bào hình nón giúp mắt có thể nhìn và phân biệt được các màu sắc khác nhau. 100 triệu tế bào hình que giúp ta phân biệt được màu đen và màu trắng.

6. Mắt người có thể nhận biết 10 triệu màu khác nhau
 
Mắt có ba thụ thể, mỗi thụ thể đảm nhiệm một màu trong ba màu cơ bản đỏ, xanh lá cây và xanh da trời.

Về cơ bản, có ba màu cơ bản - đỏ, xanh lá cây và màu xanh da trời - tạo nên hàng triệu màu sắc khác nhau có thể phân biệt được bằng mắt thường. Mỗi mắt chứa ba thụ thể, mỗi thụ thể để tiếp nhận mỗi màu cơ bản giúp nhận biết các màu sắc khi các màu sắc pha trộn nhau. Điều này được gọi là "Lý thuyết tam sắc".

7. Nếu mắt người là máy ảnh kỹ thuật số, độ phân giải của nó có thể lên tới 576 megapixels
 

Mắt người hoạt động như một chiếc máy quay có độ phân giải không máy móc nào so sánh được.

Tuy nhiên, mắt không giống như một máy ảnh chụp từng ảnh riêng lẻ mà giống một máy quay. Mắt làm việc không mệt mỏi, di chuyển khoảng cách nhỏ với tốc độ nhanh giúp nó có thể cập nhật hình ảnh liên tục những hình ảnh chúng ta đang thấy trong não chúng ta. Mỗi con người chúng ta sở hữu hai "cỗ máy" như vậy, do đó sức mạnh cũng được nhân đôi, làm tăng độ phân giải giúp chúng ta nhận thức rõ hơn sự vật xung quanh.

Những điều này chứng tỏ đôi mắt của chúng ta mạnh hơn bất kỳ chiếc máy ảnh kỹ thuật số nào. Ước tính độ phân giải của nó có thể lên tới một con số khổng lồ, 576 megapixel.

8. Giác mạc của người giống với giác mạc của cá mập

Giác mạc cá mập có thể thay thế giác mạc của người.

Các nhà nghiên cứu kiểm định đang điều tra khả năng sử dụng giác mạc cá mập để thay thế giác mạc của con người trong phẫu thuật cấy ghép. Và kế quả cho thấy, giác mạc cá mập khá giống với giác mạc của con người. Nếu điều này trở thành hiện thực, nó sẽ là một cách cứu chữa cho con người trong tương lai.

9. Người mắt xanh lá cây chỉ chiếm 1-2% dân số thế giới
 

Những người sở hữu đôi mắt màu xanh lá cây chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trên thế giới. 

Để tìm ra những người có đôi mắt màu xanh lá cây còn khó hơn tìm những người có đôi mắt màu xanh dương. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy sự liên quan của những người có mắt màu xanh lá cây với một số đặc điểm khác như mái tóc màu đỏ, hoặc giới tính. Một màu mắt thậm chí hiếm hơn mắt màu xanh lá cây là đôi mắt màu tím. Tuy nhiên, những đôi mắt màu tím đang có rất nhiều bí ẩn và được gắn với nhiều huyền thoại khác.

10. Trung bình đôi mắt con người chớp khoảng 17 lần/phút, 14.280 lần/ngày, và 5.2 triệu lần/năm

su-that-ve-mat


(Nguồn: UF)
Chia sẻ