1 cách sống như thuốc độc khiến con người xa rời hạnh phúc
Cuộc sống đã không dễ dàng, phàn nàn thêm một câu, đời rước thêm về một lần bất hạnh.
Than thân trách phận - liều thuốc đầu độc cuộc sống
Ông cha ta thường nói: “Cần cù để dựng nghiệp, bớt kể khổ để tích phúc”.
Ngày xưa có một nông dân, cảm thấy làm ruộng trồng trọt quá khổ cực, ngày nào cũng than thân trách phận, oán thán ông trời bất công, cuối cùng lười biếng không muốn chăm bón ruộng đồng.
Anh ta còn “ném hết” ruộng đất cho em trai, còn mình thì ngày ngày đến chùa cầu khẩn bề trên phù hộ phát tài, ngoài ra không làm chuyện gì khác.
Một ngày nọ, người em nghe thấy lời khẩn cầu của anh trai: "Xin người hãy giúp ruộng đồng của nhà con mùa màng bội thu".
Người em nghe vậy thì lên tiếng mắng: "Anh không đi trồng trọt thì làm sao hạt giống có thể nảy mầm, cây có thể trổ bông?".
Cứ như thế, chỉ một thời gian ngắn, người anh chẳng còn gì để ăn, phải nương nhờ nhà người em. Em trai thấy vậy mới trả lại ruộng đồng cho anh trai. Sau đó vì để anh mình tỉnh ngộ, em trai đã nhất quyết không giúp đỡ, ép anh phải tự lực cánh sinh, để anh nhận ra: Phải có lao động mới có ăn. Ngồi không chờ thời, tài lộc không thấy đâu, mà chỉ hại cái thân!
Chính cái gọi là, một phần cày cấy một phần thu hoạch, đôi khi thậm chí phải bỏ ra 10 phần công sức cày cấy mới có thể thu hoạch một phần, chứ đừng nói đến người chỉ biết oán giận nhưng không chịu hành động.
Phàn nàn giống như thuốc độc, đầu độc cuộc sống của chúng ta, thậm chí còn rước thêm về tai họa.
Cũng giống như việc nhiều người thích than vãn về cấp trên ở nơi làm việc, bị đồng nghiệp nghe được, và sau đó thêm dầu vào lửa, ác ý nói xấu bạn với sếp, sau cùng xui xẻo lại là chính mình.
Phàn nàn, trên thực tế là biểu hiện của sự bất lực và vô năng, chỉ khiến con người ta lún sâu vào bể tiêu cực.
Cuộc sống như ý nguyện phải được góp đầy từng chút một, chứ không phải tự nhiên mà có. Dũng cảm đối mặt với khó khăn, tìm cách giải quyết vấn đề, không sợ sóng gió, thành quả rồi cũng sẽ xuất hiện.
Tập thói quen không phàn nàn tu thân tích đức, gom về may mắn, mỗi giây phút chăm chỉ đều là một viên gạch để tạo dựng cuộc đời vững chắc, an ổn.
Đừng để phàn nàn thành thói quen
Trên nền tảng Zhihu (hỏi đáp và tâm sự) có một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm: "Bạn ghét nhất phải qua lại với kiểu người nào?".
Câu trả lời nhận được nhiều lượt thích nhất là: "Ghét nhất phải giao du với những người chỉ biết than vãn".
Thật vậy! Con người ta sống ở đời không thể tránh khỏi gặp phải bất hạnh, kinh qua không ít khó khăn và trở ngại. Nhưng nếu bị bủa vây bởi năng lượng tiêu cực trong thời gian dài, chúng ta sẽ dần mất niềm tin và sức sống, cuộc sống bị ảnh hưởng.
Cổ nhân có câu: "Miệng lưỡi thế gian thâm sâu khó lường, cũng là cánh cửa của họa và phúc".
Cuộc sống đã không dễ dàng, phàn nàn thêm một câu, đời rước thêm về một lần bất hạnh.
Thật ra, khi tâm trạng quá bất ổn, than thở vài câu cũng không sao, tâm sự với bạn bè cũng chẳng thành vấn đề. Nhưng đừng biến nó thành thói quen. Đến khi bạn nhận ra người từng thành tâm lắng nghe lời than vãn của bạn, giờ đây họ lại chán chường và không muốn nghe, vậy thì cũng đến lúc bạn nhìn nhận lại bản thân đang trầm trọng đến mức nào.
Song phàn nàn có ích lợi gì? Nó là chuyện vô dụng nhất trên thế giới này. Do đó, thay vì than thân trách phận, hãy thay đổi.
Một khi con người đã quen với việc phàn nàn, suy nghĩ sẽ trở nên cứng nhắc, dần mất khả năng phân tích và xử lý vấn đề, cuộc sống không thể có khởi sắc.
Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không dễ dàng, sau đó không nên dành thời gian phàn nàn, nhưng tiết kiệm thời gian và năng lượng, tìm cách để kiếm tiền tốt, sống nghiêm túc.
Dù thế nào đi nữa, đều phải nghĩ cách giúp mình thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, kiểm soát cảm xúc, từ từ hoàn thiện bản thân.
Dùng thái độ lạc quan và tích cực đối xử với cuộc sống, đừng để phàn nàn đầu độc, khiến mình xa rời hạnh phúc. Khởi đầu khó khăn, nhưng hãy tin rằng một khi chạm đến vạch đích, cảm giác thành công rực rỡ hơn bao giờ hết.