Yêu thái quá, mẹ giữ con gái 8 tuổi không khác gì tù giam lỏng, đến ông bà cũng không biết mặt

Hải Yến,
Chia sẻ

Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ con cái là điều bố mẹ nào cũng muốn. Nhưng yêu thương và bảo vệ con cái thái quá giống bà mẹ dưới đây thì quả thật có một không hai.

Đối với cha mẹ, con cái là viên ngọc quý của gia đình. Mọi cha mẹ đều muốn con mình lớn lên một cách an toàn nên bảo vệ con là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì quá yêu con cái mà nỗi lo lắng ấy trở nên thái quá.

Cách đây không lâu, một bà mẹ sống trong ngôi làng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã khiến mọi người kinh ngạc khi chưa bao giờ cho cô con gái 8 tuổi ra khỏi nhà.

Hàng xóm nói rằng họ chưa bao giờ thấy con bé đi chơi. Tất cả chỉ vì người mẹ này sợ con sẽ bị tổn thương bởi thế giới bên ngoài nên đã ngăn cản con tiếp xúc với mọi người. Và tất nhiên, cô bé không thể đến trường học tập như các bạn cùng trang lứa và cũng chưa bao giờ được gặp mặt ông bà.

yeu con 1

Cô bé 8 tuổi chưa bao giờ ra khỏi nhà.

Trước tình yêu thái quá của bà mẹ dành cho con gái, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phản đối. Theo đó, phần lớn đều cho rằng cho dù trình độ của người mẹ có cao thế nào thì cũng không thể tước đi quyền tiếp xúc với xã hội của đứa con. Một số ý kiến khác cho rằng bà mẹ này quá cực đoan, trẻ cần ra ngoài xã hội nếu không sẽ có sự thiếu sót trong tính cách. Và đương nhiên, không thể gọi đây là giáo dục gia đình được.

Annotation 2019-09-03 121635

Cô bé không thể đến trường học tập như các bạn cùng trang lứa và cũng chưa bao giờ được gặp mặt ông bà.

Khi tình yêu biến thành cái lồng giam lỏng con cái

Không có cha mẹ nào trên thế giới muốn con mình trở thành tù nhân, nhưng trong quá trình trưởng thành của trẻ, nhiều cha mẹ đã vô tình còng tay con, bao bọc nó trong một cái lồng và sau đó tuyên bố rằng đó là tình mẫu tử. Tình yêu thương mù quáng đó chắc chắn không hề tốt cho sự phát triển của một đứa trẻ, ngược lại, nó gây ra rất nhiều hệ lụy mà người phải chịu đựng đầu tiên là chính đứa con.

Trẻ mất khả năng xã hội

Hậu quả của việc yêu thương con thái quá thường là đẩy đứa trẻ xuống vực thẳm. Đây không phải là một sự cường điệu. Nếu một người mẹ dành cho con tình yêu quá mức từ thời thơ ấu, sẽ trói buộc con mình ở bên cạnh, không bao giờ để con kết bạn, và đứa trẻ ấy sẽ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Theo thời gian, đứa trẻ sẽ mất đi các kỹ năng xã hội của mình. 

Khả năng tự chăm sóc

Một người có khả năng tự chăm sóc bản thân có thể sống một cuộc sống tốt trong xã hội. Khi trẻ em không có khả năng tự chăm sóc, chúng thường dựa vào người khác để sống. Nếu có bất kỳ trở ngại nào xảy ra, đứa trẻ thường không thể chấp nhận hậu quả, và cuối cùng đi vào con đường tội phạm hoặc bị xã hội loại bỏ.

Không có gì sai khi cho trẻ phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng cha mẹ phải dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc bản thân. Hoàn toàn không có mâu thuẫn giữa tình yêu và việc tự chăm sóc bởi khi đó trẻ vẫn sống tốt dù không có bố mẹ ở bên.

yeu con 4

Nếu quá gò ép có thể khiến trẻ phát triển tính cách cực đoan.

Tính cách cực đoan

Không đứa trẻ nào muốn bị ràng buộc với tình yêu của cha mẹ. Do đó, nếu quá gò ép trẻ trong cái gọi là tình yêu đó có thể khiến trẻ phát triển tính cách cực đoan. Cụm từ "cho bạn" có thể không phải là tình yêu, mà là một sự ràng buộc và áp lực.

Khi đứa trẻ cảm thấy bị ràng buộc, nó muốn thoát ra. Tất nhiên nếu cha mẹ càng ràng buộc, nó càng trở nên nổi loạn và tính cách sẽ càng cực đoan. Chắc chắn, tính cách cực đoan đó sẽ chỉ có hại cho trẻ mà thôi.

Khả năng suy nghĩ độc lập

Khi cha mẹ không còn gắn bó với con cái, trẻ thường có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ độc lập. Trước những vấn đề mới, đứa trẻ không bị ràng buộc bởi cha mẹ, sẽ bắt đầu suy nghĩ về cách giải quyết nó.

Nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

Khi cha mẹ buôn bỏ đúng cách, trẻ sẽ có nhiều không gian hơn để thích nghi với thế giới bên ngoài. Trong sự thích nghi đó, trẻ sẽ học được rất nhiều, bao gồm kỹ năng sống, khả năng tự chăm sóc, giao tiếp... Khi lớn lên, đứa trẻ ra ngoài xã hội sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống như vậy.

Tự tin

Hầu hết trẻ em tự tin sẽ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Ngay cả khi thất bại về một vấn đề nào đó, nó có thể chấp nhận hậu quả. Trong một môi trường xã hội đầy biến động, sự tự tin sẽ giúp trẻ mạnh dạn bước tiếp.

Buông bỏ thích hợp không phải là để mặc những đứa trẻ, mà là cho đi tình yêu đúng cách, không ràng buộc mà là để chúng lớn lên trong một môi trường lành mạnh và hạnh phúc. Đó mới chính là tình yêu đích thực cha mẹ dành cho con.

Chia sẻ