Yêu nhau không đủ, phải ngủ được với nhau: Sự thật được chứng minh!

Vỹ Đình,
Chia sẻ

Nhà nghiên cứu Brandon Fuentes nhận định: "Chúng ta thường cảm thấy buồn ngủ khi ở cạnh người yêu".

Chúng ta thường chỉ nhận ra một sự thật sau khi chia tay: Rất nhiều mối quan hệ yêu đương đã "chết" trên chính chiếc giường ngủ chung.

Một số người chia sẻ rằng:

"Tôi từng muốn đá anh ấy ra khỏi giường vì tiếng ngáy".

"Tôi tan làm lúc nửa đêm, còn cô ấy ngủ đúng 12 giờ. Chúng tôi không thể ngủ cùng nhau".

"Anh ấy thích hé rèm khi ngủ, tôi thì không thể ngủ nếu có ánh sáng. Chúng tôi cãi nhau suốt".

Dù tình yêu vẫn còn, thì chiếc giường cũng có thể là "sát thủ vô hình" khiến mối quan hệ rạn nứt.

Ngày nay, việc "có thể ngủ cùng người mình yêu hay không" trở thành tiêu chí kiểm nghiệm mức độ thân mật của một cặp đôi.

Yêu nhau không đủ, phải ngủ được với nhau: Sự thật được chứng minh!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngủ cùng người yêu có thể giảm lo âu

Một nghiên cứu từ Đại học Arizona khảo sát hơn 1.000 người trưởng thành cho thấy: Người thường xuyên ngủ cùng bạn đời có thời gian ngủ dài hơn, ít mệt mỏi và khả năng mất ngủ thấp hơn.

Khi ngủ cùng người mình yêu, cảm giác an toàn giúp dây thần kinh căng thẳng được xoa dịu, dễ đi vào giấc ngủ. Nhà nghiên cứu Brandon Fuentes nhận định: "Chúng ta thường cảm thấy buồn ngủ khi ở cạnh người yêu".

Diễn viên Lệ Sa từng nói tiêu chí chọn chồng của cô là "ngủ hợp". Trước khi cưới, cả hai vợ chồng cô đều khó ngủ. Sau khi sống chung, họ ngủ ngon hơn hẳn.

Trong thời gian đi quay xa nhà, cô phải uống thuốc ngủ vì không có chồng bên cạnh. Cặp đôi còn giữ thói quen: luôn ngủ cùng lúc, cô luôn gối đầu lên tay chồng. Nếu giận nhau, chỉ cần không ôm nhau ngủ, cả hai đều trằn trọc.

Ngủ chung tăng "độ ngọt" của tình yêu

Cặp đôi Trương Tấn – Thái Thiếu Phân dù cưới nhau hơn 10 năm vẫn nắm tay nhau khi ngủ. Một cử chỉ nhỏ nhưng tiết lộ sự thân mật đáng ngưỡng mộ.

Yêu nhau không đủ, phải ngủ được với nhau: Sự thật được chứng minh!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu của Đại học Kiel (Đức), các cặp đôi ngủ cùng nhau có thời gian ngủ REM (giai đoạn giúp hồi phục tinh thần) dài hơn. Nhịp sinh học "đồng điệu" cũng làm tăng sự gắn bó.

Chuyên gia tâm lý Corrine Sweet chỉ ra ba tư thế ngủ biểu thị sự thân mật:

Tư thế "thìa ôm" : truyền tải cảm giác che chở.

Tư thế "ôm quấn tự do" : cân bằng giữa thân mật và độc lập.

Tư thế "gối lên ngực": phù hợp với cặp đôi mới yêu, tăng cảm giác tin tưởng.

Khi da chạm da, não tiết ra oxytocin – hormone tình yêu giúp con người hạnh phúc hơn, bớt căng thẳng. Một cái ôm trước khi ngủ có thể xoa dịu nỗi cô đơn và tăng độ kết nối.

Yêu nhau nhưng không "ngủ hợp", vẫn có cách

Tất nhiên, không phải cặp đôi nào cũng ngủ hợp. Tiếng ngáy, nói mớ hay lệch giờ giấc đều có thể gây khó chịu.

Phụ nữ nhạy cảm với tiếng động nhỏ (trẻ khóc, tiếng ngáy), còn nam giới dễ bị đánh thức bởi âm thanh lớn nhưng lại ngủ lại nhanh hơn. Ngoài ra, nam giới điều chỉnh giấc ngủ theo thể lực, còn phụ nữ thường duy trì giờ giấc ổn định hơn.

Vậy làm sao để vẫn giữ tình cảm khi không thể ngủ cùng?

Phim Friends gợi ý chiêu "ôm rồi lăn":

Bước 1: Ôm nhau và thể hiện tình cảm.

Bước 2: Khi đối phương ngủ, nhẹ nhàng lăn ra.

Bước 3: Rút tay ra khỏi người kia, rồi thoải mái ngủ.

Chỉ cần người đó còn nằm cạnh bạn mỗi đêm đó đã là một loại tình yêu bền bỉ.

Trong thời đại mà yêu thương mong manh như hiện nay, việc có ai đó đồng hành cùng bạn từ đêm này sang đêm khác chính là điều đáng trân trọng nhất.

Chia sẻ