Ý nghĩa của khay bánh kẹo ngày Tết ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, khay bánh kẹo ngày Tết có lịch sử hơn 1000 năm. Với những món được bày trong khay, nó mang biểu tượng về những điều tốt đẹp trong năm mới.
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình ở Trung Quốc thường bày trong chiếc khay đựng bánh kẹo màu vàng hay đỏ của nhà mình những món đồ mang ý nghĩa như thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn.
Trong những ngày Tết, trẻ em và cả người lớn đều được "khuyến khích" ăn kẹo. Theo truyền thống, kẹo mang ý nghĩa "Vị ngọt của cuộc sống".
Theo tiếng Quảng Đông, từ "dừa" phát âm gần giống với âm của từ "cháu trai". Mứt dừa trong khay bánh kẹo ngày Tết mang ý nghĩa về mối quan hệ gia đình mạnh mẽ và một gia đình lớn.
Bánh quy vừng, loại bánh làm từ bột và đường, sau đó được rắc hạt vừng lên trên. Đây là món bánh phổ biến trong dịp năm mới, khi ăn có tiếng giòn như tiếng cười, nên nó mang ý nghĩa là "hạnh phúc".
Mứt cà rốt trong tiếng Quảng Đông phát âm gần giống từ "vàng", nên nó mang ý nghĩa về sự "giàu có".
Quả quất: phát âm từ "kim quất" trong tiếng Trung Quốc bao gồm ý nghĩa "vàng" và "may mắn, thịnh vượng".
Ngó sen: Mang ý nghĩa về một năm mới nhiều thành quả.
Mứt hạt sen trong khay bánh ngày Tết mang ý nghĩa gia đình sum vầy, con cháu đầy nhà.
Lạc: Nhờ giá trị dinh dưỡng cao mà lạc còn có tên gọi là "hạt của trường thọ".
Dưa tây: mang ý nghĩa hy vọng về khởi đầu và kết thúc một năm suôn sẻ, đặc biệt là trong kinh doanh.
Hạt dưa: Bạn muốn giàu có? Hãy cắn nhiều hạt dưa trong khay bánh kẹo ngày Tết, vì nó có nghĩa là "có được một gia tài".
Mứt củ ấu: Trong tiếng Trung Quốc, từ củ cấu có phát âm giống từ "ngựa". Trong văn hóa Trung Quốc, ngựa thường mang ý nghĩa về sức sống và sự thịnh vượng.
Sô cô la hình đồng tiền vàng: Món kẹo của phương Tây được bọc trong những chiếc vỏ màu vàng cũng là một món phổ biến trong khay bánh kẹo ngày Tết, với ý nghĩa về may mắn, thịnh vượng./.
Theo CNN