“Xóa sổ” 9 bệnh thường gặp của phụ nữ

Hương - Theo Health,
Chia sẻ

Các chuyên gia đã thống kê được 9 loại bệnh phổ biến mà chị em thường gặp trong cuộc đời mình. Và để giảm thiểu rủi ro các bệnh này, chị em nên tham khảo những gợi ý dưới đây.

Kinh nguyệt khó chịu: uống sữa nóng, thêm mật ong

Trong kì kinh nguyệt, không ít phụ nữ gặp các triệu chứng đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng không ổn và các triệu chứng khác… Để giúp chị em giảm thiểu các triệu chứng này, các chuyên gia sản khoa và phụ khoa có lời khuyên, trong thời gian kinh nguyệt, trước khi đi ngủ hàng đêm, chị em nên uống một ly sữa nóng, có thể pha thêm mật ong.
 
Hỗn hợp này giúp làm thông máu, làm dịu tâm trạng, giảm đâu bụng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Magie có trong mật ong có thể giúp chị em giữ được bình tĩnh, giảm căng thẳng và áp lực trong những ngày khó chịu này.
 

Đau bụng kinh (thống kinh): ăn một quả chuối

Chuối rất giàu vitamin B6, vitamin B6 góp phần giữ cho hệ thần kinh của chị em được ổn định, nhất là trong những lúc chị em bị chứng thống kinh. Ngoài ra, ăn chuối còn là biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Đau nửa đầu: ăn các loại thực phẩm có chứa magiê
 
Những chị em trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những người làm việc liên quan nhiều đến trí óc thường hay bị chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng một số bệnh nhân bị đau nửa đầu thường là do lượng magiê trong máu thấp. Một chế độ ăn giàu magiê có trong các loại thực phẩm như kê, mì kiều mạch, đậu, chuối, các loại hạt và hải sản có thể làm giảm sự khởi đầu của chứng đau nửa đầu.

Trầm cảm: ăn cá

Do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố, phụ nữ có khả năng rơi vào trầm cảm cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn cá hồi, cá mòi và các axit béo khác giàu omega 3 có thể giúp làm giảm trầm cảm ở phụ nữ, hoặc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm.
 
 
Lượng estrogen giảm: ăn thực phẩm từ đậu nành
 
Estrogen là hormone giới tính nữ quan trọng trong cơ thể. Khi lượng estrogen trong máu ở dưới mức bình thường sẽ làm cho chức năng sinh sản của phụ nữ và chức năng tình dục bị ảnh hưởng, mà còn “đe dọa” sự an toàn của tim. Các isoflavone có trong đậu nành là một chất estrogen, có thể bù đắp cho sự thiếu estrogen trong cơ thể. Uống 500 ml sữa đậu nành hoặc ăn nhiều hơn 100 gram các sản phẩm đậu nành sẽ có hiệu điều chỉnh chức năng nội tiết, để thúc đẩy estrogen trở lại mức bình thường.

Viêm âm đạo, nấm âm đạo: ăn tỏi

Thường xuyên ăn tỏi là cách nhiều phụ nữ chọn lựa để tránh bị viêm âm đạo do nấm. Bởi vì tỏi rất giàu allicin, và các chất khác như lưu huỳnh, các chất diệt khuẩn tự nhiên… có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ức chế nấm Candida trong âm đạo tăng trưởng quá mức và gây ra viêm nhiễm. Ăn nhiều loại thực phẩm ngũ cốc giúp ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về vú.

Một nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên ăn nhiều hơn chế độ ăn uống gồm các thực phẩm nguyên hạt, để làm cho estrogen trong máu lưu thông và duy trì một mức độ estrogen thích hợp, tránh các mức estrogen cao gây ra nhiều bệnh vú.
 

Ung thư phụ khoa: ăn nhiều trái cây và rau màu đỏ

Táo đỏ, ớt đỏ, các loại quả màu đỏ khác và các loại rau có chứa một thành phần hoá học thực vật tự nhiên có hiệu quả trong việc ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư phụ khoa và và do đó có một vai trò trong việc phòng chống ung thư phụ khoa.

Ung thư buồng trứng: ăn thức ăn giàu canxi

Rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung đủ lượng canxi cho cơ thể thì sẽ có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn tới 54%. Vì đầy đủ canxi sẽ giúp kiểm soát sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
 
Do đó, phụ nữ nên chú ý đến các loại thực phẩm thích hợp bổ sung canxi cao, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ lớn tuổi. Hàng ngày lượng canxi cần bổ sung là 1000 mg. Chị em có thể bổ sung canxi từ sữa, các sản phẩm đậu tương, tôm khô nhỏ, cá, rong biển…
 

Ung thư cổ tử cung: Tăng cường axit folic
 
Thiếu axit folic không chỉ gây ra các khuyết tật ống thần kinh cho bào thai trong bụng mẹ mà còn làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Do đó, phụ nữ nên được bổ sung đầy đủ axit folic, bao gồm cả các chế phẩm bổ sung acid folic, và lượng của thực phẩm giàu axit folic, chẳng hạn như gan và thận động vật, rau bina, cải bắp, hẹ, rau dền, cá, trứng, ngũ cốc, đậu nành, các loại hạt… để có hiệu quả ngăn chặn và giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.

Cảnh báo: Vì axit folic không chịu được nhiệt nên nếu nấu ăn ở nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, do đó, thời gian nấu ăn không nên quá dài.
Chia sẻ