Xoa bóp phòng chống ra mồ hôi tay
Ra mồ hôi tay nên kiêng kị: gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, tía tô, rượu, mỡ động vật... Đồng thời, bệnh có thể được điều trị theo phương pháp xoa bóp.
Trong y học cổ truyền, ra nhiều mồ hôi tay thuộc phạm vi các chứng Đa hãn, Tự hãn... với nguyên nhân chủ yếu được cho là do tiên thiên bất túc (yếu tố di truyền), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), tình chí rối loạn (yếu tố tâm thần kinh), cửu bệnh đại bệnh (mắc các bệnh mạn tính, bệnh nặng)...
Bệnh này có thể điều trị theo phương pháp xoa bóp dưới đây:
- Ngũ bội tử tán mịn, đựng trong bình kín dùng dần, mỗi lần lấy 3g hoà với nước sôi, nặn thành bánh, khi đi ngủ đắp vào rốn rồi dùng băng dán cố định, sáng hôm sau bỏ ra, dùng liên tục 6 lần là một liệu trình, khi thấy hiệu quả thì ngừng thuốc.
Nếu gia thêm bột phèn phi với lượng bằng ngũ bội tử thì càng tốt. Hoặc dùng dung dịch minh phàn (phèn chua) 5% xát lên vùng ra nhiều mồ hôi.
- Xông hơi hai bàn tay bằng lá ngải cứu tươi đặt gián tiếp trên bếp lửa.
- Dùng điếu ngải (có thể thay thế bằng que hương hoặc điếu thuốc lá) cứu nóng huyệt Âm khích.
Cách xác định huyệt Âm khích: Hướng cẳng tay và lòng bàn tay ra phía trước, duỗi ngửa bàn tay và nghiêng bàn tay vào phía trong, bờ trong cẳng tay sẽ nổi rõ gân cơ trụ trước, chỗ lõm sát gân cơ này trên nếp lằn chỉ cổ tay là huyệt Thần môn, từ đây đo lên 0,5 tấc là vị trí của huyệt Âm khích.
- Dùng ngón tay cái day ấn các huyệt Quan nguyên (ở dưới rốn 3 tấc), Khí hải (ở điểm nối 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu) và Hợp cốc (nằm ở chỗ lõm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, điểm tê tức nhất khi ấn và có hướng lan sang ngón tay út), mỗi huyệt trong 2 phút.
- Về ăn uống nên trọng dụng các loại thực phẩm như gạo nếp, đậu đen, phù tiểu mạch, gan dê, gan lợn, tim lợn, thịt gà, cá trạch, ngao, sò, đậu phụ, ngân nhĩ, cà rốt, củ mài, trám, bí đao, xích tiểu đậu, đông trùng hạ thảo, biển đậu, hạt dẻ, khiếm thực...
Các thực phẩm nên kiêng kị: gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, lá tía tô, rượu, mỡ động vật... Hạn chế dùng đường trắng, kẹo mạch nha, long nhãn, hồng táo, thịt thủ...
Ra mồ hôi tay, các thực phẩm nên kiêng kị: Gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, tía tô, rượu, mỡ động vật...
Bệnh này có thể điều trị theo phương pháp xoa bóp dưới đây:
- Ngũ bội tử tán mịn, đựng trong bình kín dùng dần, mỗi lần lấy 3g hoà với nước sôi, nặn thành bánh, khi đi ngủ đắp vào rốn rồi dùng băng dán cố định, sáng hôm sau bỏ ra, dùng liên tục 6 lần là một liệu trình, khi thấy hiệu quả thì ngừng thuốc.
Nếu gia thêm bột phèn phi với lượng bằng ngũ bội tử thì càng tốt. Hoặc dùng dung dịch minh phàn (phèn chua) 5% xát lên vùng ra nhiều mồ hôi.
- Xông hơi hai bàn tay bằng lá ngải cứu tươi đặt gián tiếp trên bếp lửa.
- Dùng điếu ngải (có thể thay thế bằng que hương hoặc điếu thuốc lá) cứu nóng huyệt Âm khích.
Cách xác định huyệt Âm khích: Hướng cẳng tay và lòng bàn tay ra phía trước, duỗi ngửa bàn tay và nghiêng bàn tay vào phía trong, bờ trong cẳng tay sẽ nổi rõ gân cơ trụ trước, chỗ lõm sát gân cơ này trên nếp lằn chỉ cổ tay là huyệt Thần môn, từ đây đo lên 0,5 tấc là vị trí của huyệt Âm khích.
- Dùng ngón tay cái day ấn các huyệt Quan nguyên (ở dưới rốn 3 tấc), Khí hải (ở điểm nối 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu) và Hợp cốc (nằm ở chỗ lõm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, điểm tê tức nhất khi ấn và có hướng lan sang ngón tay út), mỗi huyệt trong 2 phút.
- Về ăn uống nên trọng dụng các loại thực phẩm như gạo nếp, đậu đen, phù tiểu mạch, gan dê, gan lợn, tim lợn, thịt gà, cá trạch, ngao, sò, đậu phụ, ngân nhĩ, cà rốt, củ mài, trám, bí đao, xích tiểu đậu, đông trùng hạ thảo, biển đậu, hạt dẻ, khiếm thực...
Các thực phẩm nên kiêng kị: gừng tươi, hạt tiêu, hành tây, lá tía tô, rượu, mỡ động vật... Hạn chế dùng đường trắng, kẹo mạch nha, long nhãn, hồng táo, thịt thủ...
Theo ThS Khánh Hiển
Khoa học & Đời sống
Khoa học & Đời sống