"Xì trét" với trăm thứ kiêng cữ sau sinh
Bạn có khó chịu vì những giọt mồ hôi chảy tong tỏng trên cơ thể, cáu kỉnh vì mái tóc đang dính bết, ngứa ngáy mà không được gội đầu.
Vì sao người ta thường kiêng cữ sau sinh?
Nguồn gốc của những điều kiêng cữ cho các sản phụ bắt nguồn từ miền Bắc Trung Hoa, nơi có mùa đông rất khắc nghiệt vì lạnh giá. Sau khi sinh em bé, những phụ nữ Trung Hoa ấy thường phải mặc rất nhiều quần áo và ở trong nhà để giữ ấm cơ thể, phòng ngừa những căn bệnh do khí hậu lạnh giá gây ra. Việc ở trong nhà liên tục giúp các sản phụ làm quen dần với khí hậu khắc nghiệt và có thể thích nghi từ từ với trạng thái nóng, lạnh đột ngột ở bên trong và bên ngoài nhà.
Ngay cả chế độ ăn uống cũng phải tuân thủ một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Các đồ ăn có tính chất "ấm", "nóng" như gừng, lạc, bạc hà... rất được khuyến khích, được cho là có tác dụng kì diệu trong việc giúp sản phụ hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau khi vượt cạn.
Linh hoạt với từng hoàn cảnh
Bác sĩ khoa sản Lai Fon Min (Singapore) cho biết: Lợi ích của những "điều cấm kị" từ thời xa xưa thực ra chưa được minh chứng cụ thể một cách khoa học và có căn cứ. Tuy nhiên, nó cũng không gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ sản ngoại trừ việc khiến họ cảm thấy khó chịu vì ngứa ngáy, nóng nực.
Thực tế, những kiêng cứ như cấm tắm, cấm gội... bắt nguồn từ mùa đông khắc nghiệt ở Trung Quốc, nơi phụ nữ cần phải giữ ấm để đảm bảo sức khỏe ngay sau khi sinh con. Vì thế, trong thời gian bạn sinh em bé, bạn vẫn có thể tắm gội để giữ cơ thể sạch sẽ, thoải mái, miễn là sử dụng nước ấm và tắm ở phòng kín gió.
Tâm lý là yếu tố quan trọng đối với các bà mẹ sau khi sinh. Một khi bạn bị áp lực bởi những điều kiêng khem hà khắc thì chính tâm lý không thoải máu ấy sẽ khiến bạn sinh bệnh và mất sữa hơn với một tinh thần thoải mái, dễ chịu.
Linh hoạt trong từng hoàn cảnh để kiêng khem sao phù hợp mới là yếu tố cực để giữ gìn sức khỏe của các bà mẹ sau sinh thời hiện đại.
Theo Mẹ và bé