"Xếp 5 chiếc iPhone từ iPhone 12 đến iPhone 16 nằm cạnh nhau": Đố ai đoán nổi chiếc nào với chiếc nào

Mạnh Kiên,
Chia sẻ

Thậm chí nếu lật chúng lại và tắt màn hình, gần như chắc chắn sẽ không ai có thể đoán đúng thế hệ nào với thế hệ nào.

"Xếp 5 chiếc iPhone từ iPhone 12 đến iPhone 16 nằm cạnh nhau": Đố ai đoán nổi chiếc nào với chiếc nào - Ảnh 1.


Dòng iPhone 16 đã chính thức ra mắt, và đâu đó giữa những bài PR được thổi phồng, có một sự thật khó chịu chúng ta phải chấp nhận rằng chiếc điện thoại này chẳng có gì mới.

Sắp tới đây, người dùng sẽ đón nhận dòng Galaxy S25 và sự thổi phồng này chuẩn bị lại được lặp lại. Đừng mua iPhone 16 hoặc Galaxy S25 sắp ra mắt. Trang Phone Arena đã đưa ra những lý do sau.

Chẳng hề có nâng cấp nào

Trong vài năm qua, những bài viết có tiêu đề "Tại sao điện thoại ngày nay quá giống nhau?" Hay "Điện thoại thông minh thật nhàm chán. Hãy ngừng mua chúng" xuất hiện liên tục.

Chúng ta đã từng phấn khích như thế nào với công nghệ khi còn trẻ và sự phấn khích đó dần dần lắng xuống qua từng năm.

"Xếp 5 chiếc iPhone từ iPhone 12 đến iPhone 16 nằm cạnh nhau": Đố ai đoán nổi chiếc nào với chiếc nào - Ảnh 2.


Có một giải pháp tốt nhất đó là hãy ngừng mua điện thoại thông minh mỗi năm hoặc thậm chí là hai năm một lần (tuổi thọ trung bình của điện thoại thông minh là khoảng 2,5 năm, theo Statista).

Không có lý do gì để nâng cấp vì thực ra không có bản nâng cấp nào cả. Hãy lấy những "thủ phạm" chính làm ví dụ, đó là Apple và Samsung – hai cái tên nắm giữ 80% thị phần tại Mỹ.

Hãy xem so sánh theo từng thế hệ dưới đây và bạn sẽ thấy cả 4 thế hệ của iPhone và Samsung chẳng có gì khác nhau nhiều.

"Xếp 5 chiếc iPhone từ iPhone 12 đến iPhone 16 nằm cạnh nhau": Đố ai đoán nổi chiếc nào với chiếc nào - Ảnh 3.


"Xếp 5 chiếc iPhone từ iPhone 12 đến iPhone 16 nằm cạnh nhau": Đố ai đoán nổi chiếc nào với chiếc nào - Ảnh 4.


Theo Phone Arena, CEO của Apple và Samsung này có lẽ nên cảm thấy xấu hổ khi gọi điện thoại của họ mỗi năm là "mẫu mới".

Làm thế nào một camera mới hoặc một chipset nhanh hơn có tí chút lại biện minh cho khoản đầu tư 799 USD? Tốc độ sạc rất tệ trên iPhone và không hề thay đổi một chút nào trong năm thế hệ vừa qua.

Cảm biến camera rất quan trọng, nhưng cuối cùng thì thuật toán xử lý hậu kỳ quan trọng hơn nhiều, và đó là lý do tại sao một vài mẫu flagship Galaxy và iPhone gần đây hầu như không có thay đổi gì về phần cứng camera.

Quyết định vẫn là phần mềm

AI đang trở thành xu hướng mới trong thế giới điện thoại thông minh. Bỏ qua giá trị lâu dài của các tính năng AI này, hãy suy nghĩ một chút. Các công ty nói rằng điện thoại mới nhất của họ được trang bị hoàn hảo để xử lý các tác vụ AI nhờ vào phần cứng mới.

Nhưng trên thực tế, như Samsung đã chứng minh, các điện thoại cũ hơn hoàn toàn có khả năng xử lý các tác vụ AI này. Tại sao? Bởi vì tất cả các thủ thuật kỳ diệu của AI này sẽ trở thành gói đăng ký hàng tháng mang lại nguồn tiền và các công ty không thể để điện thoại cũ hơn không có chúng.

Vì vậy, nếu bạn lo lắng rằng Galaxy S22 của mình đã quá cũ để nhảy lên chuyến tàu AI thì hóa ra không phải. Galaxy S22 hầu như không có sự khác biệt về trải nghiệm với các mẫu mới hơn, chẳng hạn như S24 Plus khi nói đến AI.

Tương tự như vậy, về mặt trải nghiệm phần mềm, iPhone 13 mini vẫn rất giống với iPhone 15 Plus. Và với cam kết nâng cấp hệ điều hành lớn trong bảy năm của Samsung hay Google gần đây, bạn không có lý do gì về phần mềm để mua điện thoại mới. Ngay cả Apple cũng hỗ trợ iPhone trong năm năm, dài hơn gấp đôi thời gian mọi người thực sự sử dụng chúng.

Chúng quá giống nhau

Nếu xếp quay lưng tất cả các mẫu Galaxy và iPhone từ năm năm trở lại đây và thử bảo mọi người đứng cách xa 3m để đoán tên của chúng. Kết quả kiểu gì cũng sẽ sai rất nhiều. Thậm chí nếu lật chúng lại và tắt màn hình, gần như chắc chắn sẽ không ai có thể đoán đúng thế hệ nào với thế hệ nào.

Đồng ý là các công ty không muốn đi chệch quá xa ngôn ngữ thiết kế của một dòng sản phẩm chủ lực nhất định khi chúng có được sự thành công, nhưng ngược lại, khái niệm này khiến điện thoại trở nên khá nhàm chán và cướp đi sự phấn khích của người dùng với thiết bị sắp ra mắt.

"Xếp 5 chiếc iPhone từ iPhone 12 đến iPhone 16 nằm cạnh nhau": Đố ai đoán nổi chiếc nào với chiếc nào - Ảnh 5.


Ngày nay, tất cả những gì chúng ta nhận được chỉ là màu sắc mới. Thậm chí Apple Watch Ultra 2 gần đây chỉ có lớp hoàn thiện mới và dây đeo mới chứ không khác gì nhiều.

Nói về màu sắc, chúng cũng không thú vị lắm, và hầu hết mọi người đều đeo ốp lưng. Vì vậy, phần cứng hầu như giống nhau, phần mềm cũng giống trên các điện thoại cũ hơn và thiết kế gần như giống hệt nhau giữa các thế hệ trong khoảng năm năm trở lại đây.

Hãy để các công ty ngừng lười biếng

Các công ty công nghệ cần phải thức tỉnh. Người dùng đã phải chịu đựng điều này quá lâu rồi.

Hãy tưởng tượng nếu Galaxy S25 thất bại. Samsung sẽ chẳng thể bình tâm nhún vai và phát hành một chiếc S26 vẫn kém đặc sắc như thế.

Đến khi nào chúng ta vẫn mua những sản phẩm giống hệt nhau với những thay đổi nhặt, các công ty sẽ không rời khỏi chiếc ghế lười. Điều đáng buồn là phần lớn người dùng và người mua tiềm năng tin vào tất cả những lời quảng cáo thổi phồng về "camera Fusion" mới, "AI toàn năng thế hệ tiếp theo", "chipset nhanh hơn 20%" và "màn hình mới có độ sáng lên tới hàng nghìn nit".

Hầu hết những thứ này chỉ là mánh lới quảng cáo thổi phồng. Camera Fusion mới giống hệt camera cũ; các thủ thuật AI cũng vẫn vậy; chipset nhanh hơn 20% mà bạn sẽ không thể nhận ra; và hàng ngàn nit độ sáng cũng thế.

Do đó, hãy xem xét lại mong muốn mua mọi điện thoại mới mỗi năm chỉ vì những lời quảng cáo hào nhoáng và để các công ty làm điều gì đó xứng đáng với số tiền vất vả bạn kiếm được.

Chia sẻ