Xem lại hiệu quả của 10 “bảo bối” phòng cúm
Chỉ một cái hắt hơi, hơn 100.000 giọt nhiễm bệnh phát tán ra môi trường đến 2 ngày. Tuy có nhiều sản phẩm ngừa cúm nhưng cần xem hiệu quả của chúng đằng sau quảng cáo của nhà sản xuất.
1. Bình xịt mũi
Bình xịt mũi có công dụng bôi trơn niêm mạc bên trong mũi và làm sạch lông mũi – nơi ngăn cản bụi và vi khuẩn xâm nhập vào mũi bạn. Khi cảm thấy mũi khô và ngạt thì về lí thuyết, chúng ta sắp bị cúm.
Bình xịt có chứa nước biển có thể dùng hằng ngày để vệ sinh mũi hoặc dùng khi thấy dấu hiệu nhiễm cúm. Muối có tác dụng chống khuẩn dịu nhẹ.
Ý kiến chuyên gia:
Jeremy Lavy, BS cố vấn tại Khoa TMH Bệnh viện London cho biết khi mũi khô thì chúng ta có khả năng nhiễm cúm nhưng điều này sẽ ít xảy ra nếu chúng ta không ở trong môi trường khô và bụi bặm. Bình xịt mũi có thể khiến mũi bạn thông thoáng nhưng bạn vẫn có thể rửa mũi bằng nước muối pha loãng tại nhà.
2. Thuốc tổng hợp vitamin
Vẫn chưa có bằng chứng cho thấy uống vitamin C thật sự giúp bạn chống lại cảm cúm nhưng nhìn chung, thiếu vitamin và khoáng chất sẽ làm giảm chức năng hệ miễn dịch của bạn.
Nhà sản xuất cho rằng thuốc viên tổng hợp vitamin và khoáng chất “có chứa thành phần chống oxi hóa hiệu quả cao đối với hệ miễn dịch của bạn, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự bảo vệ lâu dài cho các tế bào.”
Ý kiến chuyên gia:
Catherine Collins, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện St George, Tooting cho biết vitamin và khoáng chất đóng vai trò như một tấm chắn bảo vệ, đặc biệt vitamin A, C rất cần đối với hệ miễn dịch.
Tuy nhiên việc uống bổ sung vitamin và khoáng chất chỉ thật sự cần đối với những người bị thiếu hụt do chế độ ăn đặc trưng; với đa số chúng ta thì điều này không cần thiết. Nghĩa là dù có uống thêm thuốc viên bổ sung vitamin, khoáng chất thì chúng ta vẫn cứ mắc cúm như thường.
Bình xịt mũi có công dụng bôi trơn niêm mạc bên trong mũi và làm sạch lông mũi – nơi ngăn cản bụi và vi khuẩn xâm nhập vào mũi bạn. Khi cảm thấy mũi khô và ngạt thì về lí thuyết, chúng ta sắp bị cúm.
Bình xịt có chứa nước biển có thể dùng hằng ngày để vệ sinh mũi hoặc dùng khi thấy dấu hiệu nhiễm cúm. Muối có tác dụng chống khuẩn dịu nhẹ.
Ý kiến chuyên gia:
Jeremy Lavy, BS cố vấn tại Khoa TMH Bệnh viện London cho biết khi mũi khô thì chúng ta có khả năng nhiễm cúm nhưng điều này sẽ ít xảy ra nếu chúng ta không ở trong môi trường khô và bụi bặm. Bình xịt mũi có thể khiến mũi bạn thông thoáng nhưng bạn vẫn có thể rửa mũi bằng nước muối pha loãng tại nhà.
2. Thuốc tổng hợp vitamin
Vẫn chưa có bằng chứng cho thấy uống vitamin C thật sự giúp bạn chống lại cảm cúm nhưng nhìn chung, thiếu vitamin và khoáng chất sẽ làm giảm chức năng hệ miễn dịch của bạn.
Nhà sản xuất cho rằng thuốc viên tổng hợp vitamin và khoáng chất “có chứa thành phần chống oxi hóa hiệu quả cao đối với hệ miễn dịch của bạn, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự bảo vệ lâu dài cho các tế bào.”
Ý kiến chuyên gia:
Catherine Collins, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện St George, Tooting cho biết vitamin và khoáng chất đóng vai trò như một tấm chắn bảo vệ, đặc biệt vitamin A, C rất cần đối với hệ miễn dịch.
Tuy nhiên việc uống bổ sung vitamin và khoáng chất chỉ thật sự cần đối với những người bị thiếu hụt do chế độ ăn đặc trưng; với đa số chúng ta thì điều này không cần thiết. Nghĩa là dù có uống thêm thuốc viên bổ sung vitamin, khoáng chất thì chúng ta vẫn cứ mắc cúm như thường.
3. Dung dịch rửa tay
Virut gây cảm cúm có thể lây qua tiếp xúc tay và nhiễm vào mắt, mũi, miệng. Nước rửa tay khử trùng khẳng định có thể giết được những virut này.
Nhà sản xuất của sản phẩm nói rằng sản phẩm đã được kiểm chứng tiêu diệt virus cúm H1N1 cũng như Norovirus, E.coli, MRSA… và hiệu quả kéo dài ít nhất 2h.
Ý kiến chuyên gia:
TS Ron Cutler, quyền giám đốc tại ngành khoa học y sinh ĐH Queen Mary ở London cho biết dung dịch rửa tay thật sự có thể tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên bất tiện ở chỗ chúng ta cứ phải rửa đi rửa lại nhiều lần.
Thật sự virus phát tán nhiều ở những giọt li ti trong không khí và nhiễm vào chúng ta, vì vậy dung dịch rửa tay không thể giúp giảm nguy cơ.
Dù vậy, rửa tay sát trùng không phải là vô ích, TS Cutler khuyên nên chọn sản phẩm chứa cồn vì nó hiệu quả nhiều nhất.
4. Nucleotide
Nucleotide là thành phần được tìm thấy trong thực phẩm protein như thịt đỏ, đây là thành phần cơ bản để xây dựng tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch.
Nhà sản xuất nói rằng nucleotide đã được chứng minh lâm sàng về làm tăng sức đề kháng và giảm các triệu chứng cảm cúm.
Ý kiến chuyên gia:
Theo Catherin Collins, mặc dù nucleotide thúc đẩy hệ miễn dịch nhưng ít ai trong số chúng ta thiếu chúng. Vì vậy, loại sản phẩm này chỉ thật sự ích lợi với những ai thiếu protein trong chế độ ăn hoặc nhưng ai bị bệnh gút. Tóm lại, nucleotide không giúp bạn khỏi nhiễm cảm cúm
5. Dược thảo Echinacea
Sản phẩm bào chế từ Echinacea là phương thuốc truyền thống ở Bắc Mỹ, người ta nghĩ rằng nó có thể tăng số lượng và sự dẻo dai của các tế bào bạch cầu, nhờ vậy có thể chống nhiễm khuẩn.
Nhà sản xuất cho rằng sản phẩm có thể ngăn chặn nhiễm trùng hô hấp khi những dấu hiệu ban đầu như đau họng xuất hiện, nó cũng giảm nguy cơ bị nhiễm lạnh.
Ý kiến chuyên gia:
Edzard Ernst, chuyên gia dược tại Trường y Peninsula, ĐH Exeter cho biết echinace có thể ngừa những cơn cảm lạnh thông thường đến 50%, tuy nhiên không có bằng chứng khẳng định dược thảo này có tác dụng đối với virus cúm.
6. Bình xịt khử trùng
Virus cảm cúm lây nhiễm thông qua những bề mặt bị nhiễm khuẩn. Và các sản phẩm khử trùng khẳng định sẽ tiêu diệt 99,9% những vi sinh vật bám trên bề mặt, kể cả virus cúm H1N1.
Ý kiến chuyên gia:
Theo TS Cutler, bình xịt chứa cồn có thể làm chết vi sinh vật bề mặt tuy nhiên, khó mà biết được vùng nào nên xịt. Việc xịt thuốc cả ngôi nhà hay văn phòng là điều không thực tế. Không những thế, cần phải xịt lặp lại nếu muốn ngăn những “đợt tấn công mới” của virus. Kết luận của chuyên gia là bình xịt khử trùng không cho chúng ta một sự bảo vệ hữu hiệu.
7. Khăn giấy chống khuẩn
Khăn giấy dùng một lần thường được tẩm những thành phần như acid citric và natri layrul sulfat (thường có trong xà phòng) để tiêu diệt virus.
Kiểm tra của nhà sản xuất cho thấy những hóa chất trong khăn có thể giết chết 99,9% những virus cúm trong vòng 15’.
Ý kiến chuyên gia:
TS Culer cho biết việc hắt hơi vào khăn và để nó lung tung là nguồn lây nhiễm nhưng ở những chiếc khăn chống khuẩn này thì virus đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, những chiếc khăn không thể ngăn bạn nhiễm cúm. Chúng ta chỉ cần khăn giấy bình thường khi đã nhiễm cúm mà thôi.
8. Probiotics
Người ta cho rằng những vi khuẩn tốt trong ruột sẽ giúp ngừa bệnh và probiotics quan trọng vì nó thúc đẩy những vi khuẩn tốt này. Probiotics tự nhiên có trong hành, tỏi, tỏi tây và actiso.
Nhà sản xuất thường nói rằng sản phẩm probiotics của họ được chứng minh khoa học giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Ý kiến chuyên gia:
Catherine Collins cho biết có một số liên hệ giữa sức khỏe đường ruột, hệ miễn dịch và việc cung cấp thêm probiotic có thể giúp ngăn cảm lạnh.
Probiotic tăng cường độ acid cho đường ruột không thích hợp với một số vi khuẩn như pathogenic. Tuy nhiên điều này chỉ giúp ngăn chặn các vấn đề về tiêu hóa hơn là cảm lạnh và cúm.
Bà còn cho biết thêm ăn nhiều trái cây và rau xanh có thể thay thế probiotics. Dù vậy, đây là một sản phẩm tốt và có ích cho hệ miễn dịch, nhất là với những ai có chế độ ăn uống hạn chế.
9. Cây quỳ thiên trúc
Chiết xuất rễ cây quỳ thiên trúc là một phương thức truyền thống giúp ngăn nhiễm trùng.
Ý kiến chuyên gia:
GS Ernst cho biết quỳ thiên trúc có thể là một bài thuốc hiệu quả đối với nhiễm trùng vùng hô hấp trên (gồm xoang mũi, khí quản, phế quản), đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy quỳ thiên trúc giúp ngăn cảm cúm. GS khuyên bạn nên tránh dùng nhưng sản phẩm giá rẻ được rao bán trên mạng.
10. Mũi tiêm ngừa
Vaccine phòng cúm chứa ba chủng virus cúm phổ biến trong mùa đông này. Từ 7–10 ngày sau khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ có kháng thể chống lại virus.
Khả năng bảo vệ của vaccine cúm là 70–80% trong vòng một năm. Thuốc chủng ngừa miễn phí cho những ai dễ mắc những biến chứng nghiêm trọng như những người trên 65.
Ý kiến chuyên gia:
TS Douglas Fleming thuộc Khoa Nghiên cứu cúm của ĐH Royal cho biết cúm có thể là một căn bệnh nghiêm trọng vì vậy nhưng ai trong nhóm nguy cơ nên đi tiêm ngừa cúm.
Bởi vì không phải ai cũng tạo ra kháng thể hiệu quả nên khả năng ngừa cúm của vaccine cũng không đạt 100%, mặc dù vậy đây cũng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh cúm.
Virut gây cảm cúm có thể lây qua tiếp xúc tay và nhiễm vào mắt, mũi, miệng. Nước rửa tay khử trùng khẳng định có thể giết được những virut này.
Nhà sản xuất của sản phẩm nói rằng sản phẩm đã được kiểm chứng tiêu diệt virus cúm H1N1 cũng như Norovirus, E.coli, MRSA… và hiệu quả kéo dài ít nhất 2h.
Ý kiến chuyên gia:
TS Ron Cutler, quyền giám đốc tại ngành khoa học y sinh ĐH Queen Mary ở London cho biết dung dịch rửa tay thật sự có thể tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên bất tiện ở chỗ chúng ta cứ phải rửa đi rửa lại nhiều lần.
Thật sự virus phát tán nhiều ở những giọt li ti trong không khí và nhiễm vào chúng ta, vì vậy dung dịch rửa tay không thể giúp giảm nguy cơ.
Dù vậy, rửa tay sát trùng không phải là vô ích, TS Cutler khuyên nên chọn sản phẩm chứa cồn vì nó hiệu quả nhiều nhất.
4. Nucleotide
Nucleotide là thành phần được tìm thấy trong thực phẩm protein như thịt đỏ, đây là thành phần cơ bản để xây dựng tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch.
Nhà sản xuất nói rằng nucleotide đã được chứng minh lâm sàng về làm tăng sức đề kháng và giảm các triệu chứng cảm cúm.
Ý kiến chuyên gia:
Theo Catherin Collins, mặc dù nucleotide thúc đẩy hệ miễn dịch nhưng ít ai trong số chúng ta thiếu chúng. Vì vậy, loại sản phẩm này chỉ thật sự ích lợi với những ai thiếu protein trong chế độ ăn hoặc nhưng ai bị bệnh gút. Tóm lại, nucleotide không giúp bạn khỏi nhiễm cảm cúm
5. Dược thảo Echinacea
Sản phẩm bào chế từ Echinacea là phương thuốc truyền thống ở Bắc Mỹ, người ta nghĩ rằng nó có thể tăng số lượng và sự dẻo dai của các tế bào bạch cầu, nhờ vậy có thể chống nhiễm khuẩn.
Nhà sản xuất cho rằng sản phẩm có thể ngăn chặn nhiễm trùng hô hấp khi những dấu hiệu ban đầu như đau họng xuất hiện, nó cũng giảm nguy cơ bị nhiễm lạnh.
Ý kiến chuyên gia:
Edzard Ernst, chuyên gia dược tại Trường y Peninsula, ĐH Exeter cho biết echinace có thể ngừa những cơn cảm lạnh thông thường đến 50%, tuy nhiên không có bằng chứng khẳng định dược thảo này có tác dụng đối với virus cúm.
6. Bình xịt khử trùng
Virus cảm cúm lây nhiễm thông qua những bề mặt bị nhiễm khuẩn. Và các sản phẩm khử trùng khẳng định sẽ tiêu diệt 99,9% những vi sinh vật bám trên bề mặt, kể cả virus cúm H1N1.
Ý kiến chuyên gia:
Theo TS Cutler, bình xịt chứa cồn có thể làm chết vi sinh vật bề mặt tuy nhiên, khó mà biết được vùng nào nên xịt. Việc xịt thuốc cả ngôi nhà hay văn phòng là điều không thực tế. Không những thế, cần phải xịt lặp lại nếu muốn ngăn những “đợt tấn công mới” của virus. Kết luận của chuyên gia là bình xịt khử trùng không cho chúng ta một sự bảo vệ hữu hiệu.
7. Khăn giấy chống khuẩn
Khăn giấy dùng một lần thường được tẩm những thành phần như acid citric và natri layrul sulfat (thường có trong xà phòng) để tiêu diệt virus.
Kiểm tra của nhà sản xuất cho thấy những hóa chất trong khăn có thể giết chết 99,9% những virus cúm trong vòng 15’.
Ý kiến chuyên gia:
TS Culer cho biết việc hắt hơi vào khăn và để nó lung tung là nguồn lây nhiễm nhưng ở những chiếc khăn chống khuẩn này thì virus đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, những chiếc khăn không thể ngăn bạn nhiễm cúm. Chúng ta chỉ cần khăn giấy bình thường khi đã nhiễm cúm mà thôi.
8. Probiotics
Người ta cho rằng những vi khuẩn tốt trong ruột sẽ giúp ngừa bệnh và probiotics quan trọng vì nó thúc đẩy những vi khuẩn tốt này. Probiotics tự nhiên có trong hành, tỏi, tỏi tây và actiso.
Nhà sản xuất thường nói rằng sản phẩm probiotics của họ được chứng minh khoa học giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Ý kiến chuyên gia:
Catherine Collins cho biết có một số liên hệ giữa sức khỏe đường ruột, hệ miễn dịch và việc cung cấp thêm probiotic có thể giúp ngăn cảm lạnh.
Probiotic tăng cường độ acid cho đường ruột không thích hợp với một số vi khuẩn như pathogenic. Tuy nhiên điều này chỉ giúp ngăn chặn các vấn đề về tiêu hóa hơn là cảm lạnh và cúm.
Bà còn cho biết thêm ăn nhiều trái cây và rau xanh có thể thay thế probiotics. Dù vậy, đây là một sản phẩm tốt và có ích cho hệ miễn dịch, nhất là với những ai có chế độ ăn uống hạn chế.
9. Cây quỳ thiên trúc
Chiết xuất rễ cây quỳ thiên trúc là một phương thức truyền thống giúp ngăn nhiễm trùng.
Ý kiến chuyên gia:
GS Ernst cho biết quỳ thiên trúc có thể là một bài thuốc hiệu quả đối với nhiễm trùng vùng hô hấp trên (gồm xoang mũi, khí quản, phế quản), đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy quỳ thiên trúc giúp ngăn cảm cúm. GS khuyên bạn nên tránh dùng nhưng sản phẩm giá rẻ được rao bán trên mạng.
10. Mũi tiêm ngừa
Vaccine phòng cúm chứa ba chủng virus cúm phổ biến trong mùa đông này. Từ 7–10 ngày sau khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ có kháng thể chống lại virus.
Khả năng bảo vệ của vaccine cúm là 70–80% trong vòng một năm. Thuốc chủng ngừa miễn phí cho những ai dễ mắc những biến chứng nghiêm trọng như những người trên 65.
Ý kiến chuyên gia:
TS Douglas Fleming thuộc Khoa Nghiên cứu cúm của ĐH Royal cho biết cúm có thể là một căn bệnh nghiêm trọng vì vậy nhưng ai trong nhóm nguy cơ nên đi tiêm ngừa cúm.
Bởi vì không phải ai cũng tạo ra kháng thể hiệu quả nên khả năng ngừa cúm của vaccine cũng không đạt 100%, mặc dù vậy đây cũng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh cúm.
Theo Chi Giao
Vietnamnet/Dailymail
Vietnamnet/Dailymail