Chùm ảnh: Những cô gái khóc vì sợ hãi trong hủ tục bỏ trinh tiết
Các cô gái lo lắng và sợ hãi phát khóc trong nghi thức bỏ trinh tiết truyền thống của Kenya để trở thành phụ nữ.
Tại vùng nông thôn của dân tộc Kenya (miền Đông châu Phi), bốn cô gái trẻ phải trải qua lễ bỏ trinh tiết để trở thành phụ nữ theo truyền thống của bộ tộc.
Những hình ảnh trong nghi lễ truyền thống này được nhiếp ảnh gia Siegfried Modola ghi lại.
Những hình ảnh cho thấy các cô gái sợ hãi xếp hàng trước khi trải qua nghi thức.
Mặc dù luật pháp đã cấm cách đây 3 năm, tuy nhiên, một số dân tộc châu Phi, cụ thể là ở huyện Pokot vẫn duy trì nghi thức bỏ trinh tiết để đánh dấu cho sự trưởng thành của các cô gái.
Sau ngày này, họ được xem là phụ nữ và có thể kết hôn.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, hơn ¼ các cô gái trẻ và trẻ em ở Kenya đã tiến hành nghi thức này.
“Đó là một truyền thống bất di bất dịch”– Người cha đẻ của một trong số các cô gái tiến hành bỏ trinh tiết trong buổi lễ nói.
“Các cô gái bị bỏ đi trinh tiết để trở thành phụ nữ và có thể kết hôn” – ông nói thêm.
Sau khi bị bỏ đi trinh tiết, các cô gái được mặc một chiếc áo khoác lông thú, cổ đeo vòng hặt cườm lớn và được sơn màu trắng lên mặt.
Tục bỏ trinh tiết rất phổ biến trong cộng đồng người ở Pokot.
“Tự cắt đi trinh tiết sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho các cô gái, cơn đau sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn” – một bà mẹ chia sẻ.
“Tôi tự hào khi con gái của tôi thực hiện nghi lễ này”– bà nói.
Việc cắt trinh tiết của người phụ nữ nhằm giảm ham muốn tình dục. Hành động này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người phụ nữ.
Sau này, khi sinh nở ngoài đau đớn các cô có thể bị sốt, xuất huyết hay bị nhiều biến chứng khác có thể dẫn tới tử vong.
Quỹ trẻ em Liên Hiệp Quốc UNICEF cho biết hơn 125 triệu phụ nữ vẫn thực hiện nghi thức này trong 29 quốc gia ở châu Phi và Trung Đông.
Pháp luật Kenya xử tù chung thân khi một cô gái chết vì các thủ tục, tuy nhiên, các hủ tục quả thực là rất khó bỏ.“Nhiều người chứng kiến, nhưng họ sợ bị trả thù, vì vậy họ không dám lên tiếng hoặc báo lại cho cảnh sát”- Christine Nanjala người đứng đầu đơn vị truy tố nói.
Tuy nhiên, Nanjala lạc quan cho rằng hủ tục này sẽ sớm bị xóa bỏ: “Không phải ngay ngày mai, nhưng nó sẽ sớm kết thúc”.
Sau lễ bỏ trinh tiết họ tụ tập bên đám lửa.
Quây quần cho đến sáng.
Chờ một ngày mới trở thành phụ nữ hoàn toàn.