Cặp vợ chồng "đồng nát" biến những chiếc chai thủy tinh cũ thành tiền

Lê Bảo,
Chia sẻ

Từ những chiếc vỏ chai tưởng như bỏ đi, thế nhưng Tâm và Thúy đã "thổi hồn" cho chúng trở thành những vật dụng, đồ trang trí bắt mắt và gây ấn tượng mạnh đối với các bạn trẻ.

Tâm "ve chai" hoặc Thúy "ve chai" là tên thân mật mà bạn bè đặt cho cặp vợ chồng trẻ có đam mê và sở thích chẳng giống ai: "giải cứu những chiếc chai thủy tinh".

Cặp vợ chồng
"Hành trình giải cứu những chiếc chai thủy tinh" của vợ chồng anh Đinh Thiên Tâm và chị Nguyễn Diệu Thúy (Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội) được xem là việc làm chẳng giống ai. Những chai bia, rượu, nước giải khát tưởng chừng bỏ đi nhưng đã được cặp vợ chồng biến thành ý tưởng kinh doanh độc đáo.

Cặp vợ chồng
Cặp vợ chồng "ve chai" đều là dân học Mỹ thuật Công Nghiệp, một lần anh Tâm mày mò trang trí những chiếc vỏ chai tặng bạn bè, không ngờ sản phẩm lại nhận được sự quan tâm lớn. Ngay sau đó anh mạnh dạn mang sản phẩm của mình đến một hội chợ đồ Handmade trưng bày và tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ.

Cặp vợ chồng
Trước khi gắn bó với những chiếc chai, anh Tâm làm đồ họa, thực hiện nhiều dự án quảng cáo cho các công ty lớn nhỏ. Tuy nhiên, khi ý tưởng của hai vợ chồng được bạn bè ủng hộ, anh Tâm bắt tay vào những công việc như: Mua máy cắt, máy mài, thu gom các loại vỏ chai rượu, bia, nước ngọt từ các quán bar, quán nhậu về, đối với những loại vỏ chai đẹp thì anh Tâm phải bỏ tiền mua lại.

Cặp vợ chồng
Tại ngôi nhà ở Hoàng Cầu, có đến cả nghìn chiếc vỏ chai với nhiều chủng loại, kích thước khác nhau. Theo anh Tâm thì từ những chiếc vỏ chai tưởng chừng sẽ vứt đi này, anh sẽ làm ra các sản phẩm độc đáo, bắt mắt như: Cốc uống nước, đèn ngủ, đèn trang trí, lọ hoa, hộp cắm bút...

Cặp vợ chồng
Anh Tâm thường làm các công việc nặng nhọc như: Thu gom vỏ chai, dùng máy cắt vỏ chai, mài cạnh, tuy nhiên nhiều khi do lượng khách đặt hàng nhiều nên anh cũng phải bắt tay vào việc vẽ, trang trí những chiếc vỏ chai trở nên có hồn.

Cặp vợ chồng
Trong lúc anh Tâm trang trí vỏ chai thì chị Thúy luôn chăm chú nhìn chồng.

Cặp vợ chồng
Chị Thúy đóng vai trò chính trong việc vẽ và trang trí những chiếc chai, hai vợ chồng cứ thế hăng say sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo.

Cặp vợ chồng
Chị Thúy tâm sự: "Bản thân 2 vợ chồng đều đam mê nghệ thuật nên chúng tôi muốn mang đến cho mọi người cách nhìn mới về những chiếc vỏ chai tưởng chừng như đã bỏ đi. Trong quá trình làm, chúng tôi lắng nghe thị hiếu, thẩm mỹ cũng như những góp ý của khách hàng để sản phẩm sau càng ấn tượng, càng đẹp và mang tính thẩm mỹ cao hơn".

Cặp vợ chồng
Bình thường anh chị phải nhập màu vẽ từ nước ngoài. Để những nét vẽ trên thủy tinh sắc nét đòi hỏi người thợ vẽ phải luôn tỉ mỉ, cẩn trọng...

Cặp vợ chồng
Anh Tâm cho biết mỗi sản phẩm ít nhất cần đến 15 phút cắt mài đánh bóng, 15 phút để vẽ lên, 15-20 phút để màu khô hẳn.

Cặp vợ chồng
Mặc dù đang mang bầu con đầu lòng nhưng chị Thúy vẫn luôn cặm cụi với những chiếc chai.

Cặp vợ chồng
Hiện tại, sản phẩm của vợ chồng "ve chai" nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ, dân văn phòng và nhiều gia đình ở Hà Nội cũng như nhiều nơi khác.

Cặp vợ chồng
Những chiếc ly uống nước trở nên xinh xắn, đáng yêu sau khi qua bàn tay của vợ chồng "ve chai".

Cặp vợ chồng
Các vật dụng, đồ trang trí làm từ những chiếc vỏ chai có giá khá ấn tượng, giao động từ 30 đến dưới 200 ngàn đồng/sản phẩm.

Cặp vợ chồng
Dù hiện tại thu nhập mỗi tháng của hai anh chị chưa cao (dưới 10 triệu đồng/tháng) nhưng quan trọng hơn cả, anh Tâm, chị Thúy đều cảm thấy vui mừng, hạnh phúc vì đã làm cho những chiếc vỏ chai vô chi vô giác được có hơi thở mới.

Cặp vợ chồng
"Hành trình giải cứu những chiếc chai" đã và đang khiến vợ chồng "ve chai" tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc bởi mỗi ngày có rất nhiều người quan tâm và đến trò chuyện. Hiện tại, anh chị Tâm Thúy nhận trang trí từ những chiếc vỏ chai cho hộ gia đình, quán cafe, quan bar, hoặc đơn giản chỉ một góc riêng nào đó của từng người.
Chia sẻ