“Vùng nhạy cảm” có mùi: Nguyên nhân và cách xử lý

Saga,
Chia sẻ

Các chị em có thể mất tự tin khi "vùng nhạy cảm" xuất hiện một hoặc vài dấu hiệu lạ, đặc biệt khi vùng này trở nên nặng mùi. Việc xử trí “mùi lạ” này không dễ nếu chị em không xác định được chính xác nguyên nhân.

Truy tìm “thủ phạm”

Khi “vùng nhạy cảm” xuất hiện mùi lạ hoặc trở nên nặng mùi, nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới là thói quen vệ sinh.

Thông thường, chị em làm các công việc bàn giấy thường ít uống nước, ngại đi vệ sinh; nhiều chị em khác lại “ưa” dùng băng vệ sinh hằng ngày nhưng không năng thay… hay vệ sinh sau đi tiểu, sau bơi lội không đúng cách (vệ sinh từ sau ra trước, dùng giấy thơm, sử dụng xà phòng thơm…); giặt đồ lót không sạch hết xà phòng; trước và sau “yêu” không vệ sinh sạch sẽ…

Hậu quả là “vùng nhạy cảm” trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm men phát triển, làm gia tăng mùi khó chịu kèm theo dịch trắng đục, đặc quánh.

Một thói quen khác là mặc đồ lót có độ thoáng và thấm hút kém. Mẫu quần chip kiểu cách, chất liệu không tốt... thường rất hấp dẫn chị em bởi tính thẩm mỹ và thời trang. Tuy nhiên, những trang phục bắt mắt này thường kém thông thoáng, độ thấm hút thấp… khiến “vùng nhạy cảm” trở nên “bức bí”, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tung hoành.

Một yếu tố khác có thể làm “vùng nhạy cảm” trở nên nặng mùi bất thường là do chị em ăn nhiều thực phẩm có tỏi, hành; hay uống nhiều café, bia rượu… Nếu do nguyên nhân này thì không chỉ “vùng nhạy cảm” mà toàn cơ thể đều “tỏa mùi” nặng hơn bình thường.

Và mùi “vùng nhạy cảm” sẽ đặc biệt nặng khi kèm theo dịch âm đạo có màu khác thường (xanh, xám). Đó là bởi “vùng nhạy cảm” đã bị viêm nhiễm nặng do nhiễm nấm, viêm vùng chậu hay mắc các bệnh tình dục.

“Xử lý” tận gốc

Khi đã xác định chính xác nguyên nhân, việc “khử mùi” cho “vùng nhạy cảm” sẽ trở nên cực kỳ đơn giản.

Với nguyên nhân vệ sinh, bạn cần năng uống nước, năng đi vệ sinh để đào thải các vi khuẩn lưu cữu ở vùng niệu đạo, vốn rất gần với “vùng nhạy cảm” và có thể lan đến vùng này khi vệ sinh sau đi tiểu không được thực hiện từ trước ra sau bằng các loại giấy không mùi, đảm bảo an toàn… đồng thời giúp ngăn chặn sự hình thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm men phát triển

Để “vùng nhạy cảm” luôn khô thoáng, cần thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày và nên chọn chất vải cotton, giặt kỹ, phơi ở nơi thoáng gió; năng thay băng vệ sinh, đặc biệt là trong những ngày nguyệt san; vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài “vùng nhạy cảm” bằng dung dịch vệ sinh hằng ngày như Lactacyd Soft & Silky; đặc biệt, không thụt rửa sâu vùng này bằng bất cứ dung dịch nào khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Hành tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng để hạn chế mùi khó chịu, bạn nên ăn vào buổi tối, ngoài ra cần tăng cường thêm các thực phẩm “khử mùi” như các loại rau gia vị (cần tây, rau mùi…), sữa chua và đa dạng các loại hoa quả, rau xanh để tăng sức đề kháng cho toàn cơ thể.

Cuối cùng, bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ cũng như đi khám ngay khi dịch “vùng nhạy cảm” không còn trong veo, mà có màu trắng đục, trắng vàng, trắng xanh, xám… bởi đó là dấu hiệu của viêm nhiễm nặng. Bởi lúc này, việc vệ sinh vùng kín chỉ giải quyết tạm thời bên ngoài và thậm chí việc thụt rửa lúc này còn đẩy nấm, vi khuẩn vào sâu trong âm đạo, tăng nguy cơ viêm cổ tử cung, buồng trứng.

Dưỡng ẩm mềm mịn, thoáng sạch tự tin

“Vùng nhạy cảm” có mùi: Nguyên nhân và cách xử lý 1
Lactacyd Soft & Silky

Năm 2014, Sanofi đã cho ra mắt phiên bản hoàn toàn mới của dòng Lactacyd Confidence với tên gọi Lactacyd Soft & Silky (Lactacyd Tím), được bổ sung thêm 10% thành phần tinh chất Sữa dưỡng ẩm không chỉ bảo vệ mà còn nuôi dưỡng vùng kín luôn mềm mại và mịn màng, giúp chị em thêm tự tin mà chẳng ngại mùi hôi, khô ráp, ngứa ngáy hay vi khuẩn tấn công. Sản phẩm được các chuyên gia Lactacyd khuyên dùng hàng ngày, hiện đang được bán tại các siêu thị, cửa hàng thuốc và tiệm hóa lớn trên toàn quốc.

Tìm hiểu thêm các thông tin sản phẩm tại: http://www.lactacyd.com.vn/ hay https://www.facebook.com/LactacydVietnam.

Chia sẻ