Vừa tiết kiệm được số tiền lớn, giảm được cân lại còn hạnh phúc hơn chỉ với 6 bước quản lý chi tiêu

An Du,
Chia sẻ

Chỉ trong 1 năm áp dụng những biện pháp hạn chế tiêu dùng, người phụ nữ này đã tiết kiệm được khoảng 1.8 tỷ đồng, giảm được 13kg và đặc biệt là hạnh phúc, vui vẻ hơn.

Cait Flanders là một tác giả người Canada với cuốn sách khá có tiếng mang tên “Một năm không tiêu dùng: Sự tái sinh của một người nghiện mua sắm”. Cuốn sách ghi lại những trải nghiệm của chính cá nhân tác giả. Chỉ trong 1 năm áp dụng những biện pháp hạn chế tiêu dùng, cô đã tiết kiệm được khoảng 1.8 tỷ đồng, giảm được 13kg và đặc biệt là trở nên hạnh phúc, vui vẻ hơn.

Có lẽ vừa tiết kiệm được tiền lại có thể giảm cân trở nên xinh đẹp, đặc biệt giúp tinh thần thư thái, vui vẻ - đó chính là ước mong của hầu hết phụ nữ. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay 6 tips quản lý chi tiêu khá đơn giản sau đây của Cait Flanders.

Vừa tiết kiệm được số tiền lớn, giảm được cân lại trở nên hạnh phúc hơn: Chỉ với 6 bước quản lý chi tiêu cực kỳ đơn giản này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. “Chỉnh đốn” lại các vật dụng trong nhà

Đầu tiên, bạn hãy tiến hành loại bỏ những đồ vật không cần thiết, dư thừa trong nhà.

Qua đó bạn sẽ nhận ra mình đã lãng phí tiền bạc nhiều đến thế nào vào những thứ không thực sự hữu dụng đối với bản thân. Để từ đó có ý thức “sửa đổi sai lầm”, luôn suy tính kỹ càng trước khi mua một món đồ nào đó.

2. Liệt kê vật phẩm cần mua thành 3 loại

Loại thứ nhất là “mặt hàng không cần thiết”, loại thứ hai là “mặt hàng cần thiết mua”, cuối cùng là mặt hàng “có thể cần mua”. Mặt hàng thứ nhất và thứ hai chính là ý trên mặt chữ, đối với phân loại thứ ba, đó là những vật phẩm mà hiện tại bạn chưa có nhu cầu nhưng được dự đoán trong tương lai gần có thể dùng đến.

Tác giả đưa ra một mẹo nhỏ khác, trong ví bạn có thể để những tờ giấy nhớ với nội dung: “Tôi có thực sự cần món đồ này không?”, “Món đồ này có thuộc danh mục mặt hàng cần mua không?”. Mỗi khi mở ví lấy tiền, bạn sẽ một lần nữa phải trả lời những câu hỏi ấy, giúp hạn chế tối đa việc bạn mua phải những món đồ không thực sự hữu dụng.

3. Kiểm kê kỹ càng những đồ vật bạn có

Mua sắm quá nhiều, thậm chí chính bản thân còn không nhớ được mình sở hữu những món đồ nào. Không sử dụng hết vật phẩm mua về hoặc để lâu hết hạn sử dụng phải bỏ đi, tiền của bạn đã bị “cuỗm” đi theo cách đó.

Hãy kiểm kê kỹ càng những đồ vật bạn có, đừng bỏ sót hay bỏ phí bất kỳ món đồ nào. Từ đó sử dụng triệt để những thứ mình bỏ tiền ra mua, sau khi dùng hết mới mua mới.

4. Huỷ đăng ký nhận tin giảm giá từ các cửa hàng

Nếu bạn tự tin rằng mình có bản lĩnh mạnh mẽ có thể vượt qua mọi cám dỗ mang tên “giảm giá khuyến mại” của các cửa hàng thì có thể bỏ qua bước này.

Nhưng tin rằng số người làm được điều đó không hề nhiều đâu. Do đó hành động hủy bỏ đăng ký nhận tin nhắn giảm giá từ các cửa hàng là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn kiềm chế ham muốn mua sắm, từ đó tiết kiệm được tiền đấy.

Vừa tiết kiệm được số tiền lớn, giảm được cân lại trở nên hạnh phúc hơn: Chỉ với 6 bước quản lý chi tiêu cực kỳ đơn giản này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

5. Lập một tài khoản riêng mang tên “thành quả”

Khi chúng ta nhìn thấy thành quả tiết kiệm của mình ngày một lớn dần, chắc chắn bạn sẽ vui vẻ và có động lực tiết kiệm hơn.

Tác giả của cuốn sách đã sử dụng một tài khoản ngân hàng thường ngày ít dùng đến, dành riêng làm tài khoản mang tên “thành quả tiết kiệm”. Mỗi khi tiết kiệm được tiền từ việc hạn chế mua sắm hoặc bán sang tay lại những món đồ cũ, cô đều gửi tiền vào tài khoản đó.

Tài khoản ấy cũng giống như cuốn nhật ký ghi chép lại quá trình tiết kiệm của bạn. Giúp bạn nhìn thấy rõ ràng mình đã tiết kiệm được bao nhiêu và có động lực hạn chế chi tiêu hơn.

6. Thông báo cho bạn bè, người quen biết về kế hoạch của bạn

Bạn hãy thông báo về kế hoạch hạn chế chi tiêu của mình với gia đình, bạn bè, người thân. Cách làm đó vừa giúp bạn có thêm áp lực đồng thời là sự cổ vũ cho bạn thực hiện thành công mỹ mãn mục tiêu đặt ra.

Theo: storm

Chia sẻ