Vụ xử phạt nam sinh xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc: Nhà trường đã vi phạm luật trẻ em?
Những ngày qua, vụ việc một nam sinh tại TP. Hồ Chí Minh bị đình chỉ học, hạ hạnh kiểm, phải lao động công ích và đọc kiểm điểm trước toàn trường vì xúc phạm một nhóm nhạc Hàn Quốc đã khiến dư luận xã hội và cộng đồng mạng xôn xao. Đây là câu chuyện đang gây nhiều tranh cãi.
Đình chỉ học vì xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc
Ngày 5/11, cộng đồng mạng xôn xao clip một học sinh lớp 8 phải đọc bản kiểm điểm trước toàn trường vì đã xúc phạm nhóm nhạc BTS ở Hàn Quốc và cộng đồng ARMY (fan hâm mộ BTS) nói chung.
Theo nội dung đoạn clip, nam sinh tên Q., trường THCS Ngô Quyền, TP. HCM đã phải đứng lên trước toàn trường, trước sự chứng kiến của toàn thể học sinh và giáo viên để đọc bản kiểm điểm về việc xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc:
"Em rất hối hận vì đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến nhà trường và gia đình. Em xin lỗi cộng đồng ARMY. Chỉ vì một phút nông nổi em đã tham gia nhóm Anti BTS. Em mong nhận được sự tha thứ từ nhà trường và cộng đồng AMRY. Em hứa từ nay không bao giờ tái phạm và chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ".
Trên trang cá nhân của mình, nam sinh Q. cũng phải đăng tải lời xin lỗi tới cộng đồng hâm mộ nhóm nhạc này cũng như BGH nhà trường.
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội, trên fanpage Trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng đã đăng tải thông tin về việc xử phạt nam sinh.
Ngoài việc yêu cầu học sinh đọc kiểm điểm, xin lỗi, trường THCS Ngô Quyền quyết định đình chỉ học từ ngày 6 đến 9/11 đối với nam sinh. Q. đến trường nhưng không được vào lớp và vẫn phải thực hiện việc chép, ôn bài.
Nam sinh cũng bị đánh giá hạnh kiểm từ trung bình hoặc yếu cho học kỳ I năm học 2019-2020. Ngoài ra, trường THCS Ngô Quyền quyết định đình chỉ học từ ngày 6 đến 9/11 đối với nam sinh. Q. đến trường nhưng không được vào lớp và vẫn phải thực hiện việc chép, ôn bài. Thêm nữa, trong thời gian bị xử lý kỷ luật, M.Q. phải lao động công ích.
Trong chia sẻ được đăng lên fanpage của trường có nội dung đáng chú ý như sau:
"Qua việc này, nhà trường xin cảm ơn tất cả những thành viên cộng đồng mạng đã giúp nhà trường điều chỉnh lại hành vi ý thức của một học sinh lỡ dại. Cũng xin cảm ơn các bạn fan BTS đã rất lịch sự thông tin, nhắn tin đến Ban giám hiệu nhà trường về việc của em Q. Rất mong các bạn biến mạng xã hội thành nơi trao đổi để học tập lẫn nhau".
Vị hiệu phó này còn cho biết thêm, hành vi của nam sinh trái với quy định đạo đức, nội quy trường, đồng thời vi phạm Luật An ninh mạng và hình thức kỷ luật hạ hạnh kiểm là hợp lý, phù hợp quy định không chỉ của trường THCS Ngô Quyền, mà các trường khác, Tiền Phong dẫn lời thầy Hiệu phó.
Hình thức kỷ luật nam sinh đã đúng quy chế?
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải, đã vấp phải nhiều tranh cãi không chỉ từ cộng đồng mạng, phụ huynh học sinh mà từ chính những người làm trong ngành giáo dục.
Trả lời trên Tiền Phong về việc hành vi xử phạt nam sinh của Trường THCS Ngô Quyền, Thạc sỹ Võ Thị Kim Hiệp, giáo viên trường THTP chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng:
“Trong trường hợp em có hành vi ứng xử không đúng trên mạng, trường cần mời gia đình, học sinh lên nói chuyện, phân tích đúng sai. Lỗi học sinh nhà trường xử lý giải quyết liên quan gì đến mạng. Mạng online đâu phải quan tòa phán quyết?”.
Thạc sĩ Hiệp cho rằng, việc nam sinh này bị quay clip, đăng lên Facebook, cũng là bị bêu xấu trước cộng đồng mạng là không ổn, nhà trường muốn dồn học sinh vào đường cùng sao?
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội trả lời trên Tiền Phong về vấn đề này và cho rằng, trước khi bàn luận về hình thức kỉ luật với nam sinh này là nặng hay nhẹ, cần thiết hay không thì cần phải xem xét tất cả các hình thức xử phạt có qua hội đồng kỉ luật của nhà trường hay không.
“Nhà trường đã nói chuyện với học sinh một cách kĩ lưỡng chưa hay cứ áp đặt hình thức kỷ luật luôn ”- TS Lâm nhấn mạnh.
Về vụ việc gây tranh cãi này, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng chi hội luật sư bảo vệ Quyền trẻ em - TP. HCM cũng đã đưa ra những ý kiến về hình thức xử lý kỷ luật này đối với nam sinh.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng, việc nhà trường đăng tải hình ảnh của nam sinh lên mạng xã hội là vi phạm pháp luật. Theo điều 33, chương IV, Nghị định 56 về quyền trẻ em quy định về "Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng" quy định rõ:
"Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân...; hình ảnh cá nhân;... địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp,...".
Trong trường hợp này, BGH nhà trường đã tự ý đăng tải hình ảnh, thông tin cá nhân của nam sinh lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ theo điều 36, nghị định 54 về luật trẻ em.
Bên cạnh đó, việc nhà trường đăng tải hình ảnh nam sinh lên mạng xã hội nhưng lại không bảo đảm an toàn thông tin của nam sinh đó cũng vi phạm nghiêm trọng luật trẻ em về "Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng" theo điều 36, Nghị định 54 về Trẻ em khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng nhưng không bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
Luật sư Nữ cũng chia sẻ thêm, khi trẻ em bị đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội với những nội dung tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ trong quá trình học tập và phát triển sau này.
Mặt khác, luật sư Nữ cho rằng, BGH nhà trường là những người làm trong ngành giáo dục, là người trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến giáo dục trẻ em, là người hiểu rõ nhất về quyền trẻ em nhưng vẫn để xảy ra sự việc như vậy.
Khi trẻ em phạm lỗi, phương pháp giáo dục được ưu tiên trước hết là giáo dục tư tưởng, nhưng trong trường hợp này, BGH đã thực hiện xử lý bằng hình thức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần học sinh.
Sau khi vấp phải nhiều tranh cãi về quyết định kỷ luật nam sinh xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc, thầy Nguyễn Ngọc Thụ, Phó hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền - người đã đưa ra quyết định kỷ luật nam sinh cho biết, nếu được làm lại, ông sẽ không yêu cầu em M.Q. đọc bản kiểm điểm trước toàn trường và sẽ không công khai clip xử phạt.
Trả lời Dân Trí, thầy Nguyễn Ngọc Thụ cho biết, trước khi kỷ luật, Ban giám hiệu đã làm việc với phụ huynh và em Q. Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết đã yêu cầu học sinh công khai xin lỗi trước toàn trường và nhờ một giáo viên ghi lại bằng điện thoại, sau đó chuyển cho người điều hành Fanpage Trường THCS Ngô Quyền để đăng tải. Mục đích của việc làm này là nhằm xoa dịu sự giận dữ của cộng đồng hâm mộ đang tấn công vào nam sinh Q..
Trước đó, phía nhà trường liên tục nhận được những tin nhắn yêu cầu nhà trường xử phạt học sinh Q. vì đã xúc phạm nặng nề nhóm nhạc BTS trên Facebook. Phía gia đình em M.Q. cũng nhận được những tin nhắn đe dọa. Dẫn đến việc Trường THCS Ngô Quyền ban hành kỷ luật đối với nam sinh Q. để giảm bớt sự giận dữ của cộng đồng hâm mộ BTS đang tấn công vào nam sinh Q..
Vụ việc kỷ luật nam sinh vì xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc trên mạng xã hội liên tục vấp phải nhiều tranh cãi từ dư luận trong những ngày qua.
Liên quan đến vụ việc kỷ luật nam sinh vì xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc, mới đây, ông Phạm Phúc Thịnh - Tổng hiệu trưởng Pathway Tuệ Đức cho rằng, cần có hình thức kỷ luật đối với những người xử lý kỷ luật sai quy chế trong vụ việc này. Ông cho rằng:
"Chuyện vì sao em học sinh đó bị kỷ luật ở đây không bàn tới, mà câu chuyện tôi muốn nói ở đây là việc kỷ luật học sinh này sai hoàn toàn so với thông tư 08 ngày 21 tháng 3 năm 1988 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG (cho đến nay vẫn còn là cơ sở pháp lý để các đơn vị giáo dục thực hiện trong việc xét khen thưởng kỷ luật học sinh).
Tại mục III của thông tư này có quy định 5 hình thức kỷ luật học sinh :
Khiển trách trước lớp Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường Cảnh cáo trước toàn trường đuổi học một tuần lễ đuổi học 1 năm.
Tại mục IV.B của thông tư về Lập hồ sơ đề nghị xét kỉ luật (đối với những hình thức kỉ luật từ khiển trách trước Hội đồng nhà trường trở lên) cũng quy định rất rõ về cách thức tiến hành kỷ luật học sinh như thế nào và thủ tục ra sao.
Dựa vào thông tin của các phương tiện truyền thông, việc trả lời phỏng vấn của PHT trường THCS Ngô Quyền, đối chiếu với những quy định này thì thấy, BGH trường THCS Ngô Quyền đã làm sai hoàn toàn quy định của Bộ GD-ĐT trong việc kỷ luật HS.
Cụ thể các điểm sai như sau :
Sai 1. Kết luận HS vi phạm luật An ninh Mạng, nhà trường có quyền kết tội học snh vi phạm luật hay không ? Vì về nguyên tắc chỉ có các cơ quan tư pháp mới có quyền kết luận một học sinh có vi phạm luật hay không.
Sai 2. Không có hình thức kỷ luật đọc bản kiểm điểm trước toàn trường (lý do để bảo vệ danh dự nhân phẩm học sinh vi phạm kỷ luật). Vì vậy bắt học sinh đứng đọc bản kiểm điểm trước toàn trường là hình thức bạo lực tinh thần học sinh, thậm chí xúc phạm đến danh dự học sinh, một trong những điều cấm Giáo viên & Nhà trường vi phạm.
Sai 3. Không có hình thức đình chỉ học tập 4 ngày trong các hình thức kỷ luật quy định, việc tự ý đẻ ra hình thức kỷ luật này nếu không có trong nội quy nhà trường là việc làm sai.
Sai 4. Quyết định kỷ luật học sinh mà không lập HĐKL và có biên bản xét kỷ luật, bố mẹ HS và chính bản thân HS không được mời tham dự phiên họp xét kỷ luật của HĐKL(nếu có). Sai 5. Không có hồ sơ đề nghị, xét kỉ luật do giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo và đề ngh. Như vậy, rõ ràng chính những người ra quyết định kỷ luật học sinh này, đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ GD-ĐT.
Đề nghị Sở GD-ĐT TP. HCM; Phòng GD-ĐT quận Tân Bình cần làm rõ và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với việc "Kỷ luật không đúng quy định" của những người liên quan.
Nội dung kỷ luật của Trường THCS Ngô Quyền đưa ra như sau:
Đọc bản kiểm điểm trước toàn thể học sinh toàn trường Cảnh cáo trước toàn trường Đình chỉ học tập trong 4 buổi (từ ngày 6 đến ngày 9-11-2019), Hạ bậc hạnh kiểm xuống loại trung bình trong học kỳ 1 năm học 2019-2020.