Vụ nhầm trẻ sơ sinh: Gia đình nghi ngờ có sự cố tình
Ngày 7/1/2012, tại BV Phụ sản HN lại tiếp tục xảy ra vụ án trao nhầm trẻ sơ sinh. Khi gia đình sản phụ đến nhận bé theo lịch hẹn thì phát hiện cháu bé đã không có trong phòng cách ly. Mọi người bủa đi tìm thì thấy bé đang được một sản phụ khác chăm sóc.
Nhầm lẫn hay cố tình?
Chiều 10/1, anh Trần Bá Lượng - anh ruột của sản phụ Trần Thị Thủy (sinh năm 1978 ở Miếu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa hết bức xúc và tỏ ra hết sức lo lắng khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet về vụ việc.
Theo lời kể của anh Lượng, sáng ngày 7/1, em gái anh là chị Trần Thị Thủy đã đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh con. Sau khi thăm khám, chị Thủy được bác sĩ chỉ định mổ đẻ. Đến khoảng 9 giờ sáng, chị Thủy đã sinh được một cháu trai, nặng 3,4kg. Sau khi nhìn mặt con, chị Thủy được y tá phát số 550, cùng với số của cháu bé và đưa cháu lên phòng cách ly.
Đến 13 giờ cùng ngày, anh Trần Mạnh Hùng (chồng chị Thủy) và anh Lượng đến phòng cách ly để đón bé theo lịch hẹn. Hai người tá hỏa khi cả phòng cách ly không có cháu bé nào đeo số 550. "Khi chúng tôi đến đón cháu thì y tá nói cháu đã được bà nội đón. Chúng tôi hốt hoảng vì gia đình không có ai là bà nội hay bà ngoại đến viện cả. Lúc này, chúng tôi biết là có sự nhần lẫn hay trường hợp xấu hơn..." - anh Lượng nói.
Sau khi tìm khắp bệnh viện thì phát hiện cháu đang được một bà cụ (người nhà của sản phụ Lê Thị Kim Oanh, trú tại Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) bế tại buồng số 16 Khoa A4.
“Khi chúng tôi đến bế cháu, sản phụ Oanh cũng như người nhà chỉ nói là nhầm, mà không có thái độ phản ứng gì. Tuy nhiên, điều khiến tôi nghi ngờ là tại sao cháu bé đang đeo số 550, không đúng với số của mẹ (chị Oanh đeo số 585) mà chị ấy lại không thắc mắc hay tìm kiếm con mình?”.
Cũng theo anh Lượng, cháu bé bị “trao nhầm” có tiểu sử bệnh lý từ gia đình. Bởi vậy, anh Lượng đặt ra nghi vấn về việc cố tình đánh tráo trẻ với sự thông đồng của nhân viên điều dưỡng và gia đình sản phụ kia. “Chúng tôi không muốn làm to chuyện, chỉ mong nhận được lời xin lỗi từ cô y tá trực. Nhưng rất tiếc là cô này đã tỏ thái độ thách thức. Vì vậy tôi đã đề nghị lập biên bản” - anh Lượng cho biết.
Quá tắc trách
Trước yêu cầu của gia đình sản phụ Trần Thị Thủy, ngày 10/1, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có buổi gặp mặt với gia đình chị Thủy để làm rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của bệnh viện, cũng như có hay không việc cố tình đánh tráo trẻ sơ sinh.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Trí, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện đã lý giải về quy trình giao nhận trẻ: khi sản phụ sinh, thì mẹ và bé đều đeo chung một số. Cả trên hồ sơ cũng có số, tổng cộng là phải có bốn số.
“Khi đi nhận cháu bé, chúng tôi phải kiểm tra đầy đủ cả 4 số đó, đảm bảo trùng nhau thì chúng tôi mới cho nhận. Khi sinh xong, trong trường hợp sản phụ tỉnh thì chúng tôi sẽ thông báo luôn cân nặng em bé, cho mẹ nhìn con luôn” - ông Trí nói
Về trường hợp của sản phụ Trần Thị Thủy, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội thừa nhận nhân viên y tá đã sai trong quy trình giao nhận trẻ cho gia đình. Phía bệnh viện đã yêu cầu các y tá, cá nhân có liên quan tiến hành kiểm điểm và xử lý sai phạm theo quy định. Tránh để xảy ra sự việc tương tự.
Về nghi vấn đánh tráo trẻ của gia đình sản phụ Trần Thị Thủy, ông Trí khẳng định là không có. Đây chỉ là sự nhầm lẫn đáng tiếc vì khi sự việc xảy ra, hai cháu bé vẫn còn trong viện. “Giả sử có muốn đánh tráo thật thì cũng phải làm nhiều khâu chứ không đơn giản và cũng không ai làm thô thiển, lộ liễu như thế” - ông Trí cho hay.
Mặc dù đã phần nào bớt bức xúc sau buổi làm việc với đại diện của bệnh viện, gia đình sản phụ Trần Thị Thủy đã làm đơn sẽ không kiện cáo. Nhưng theo anh Trần Bá Lượng thì gia đình vẫn chưa thể yên tâm và rất lo lắng, rằng cháu bé có đúng là con của chị Thủy hay không? Câu hỏi này rất cần phía bệnh viện có trách nhiệm trả lời thỏa đáng.
Chiều 10/1, anh Trần Bá Lượng - anh ruột của sản phụ Trần Thị Thủy (sinh năm 1978 ở Miếu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa hết bức xúc và tỏ ra hết sức lo lắng khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet về vụ việc.
Theo lời kể của anh Lượng, sáng ngày 7/1, em gái anh là chị Trần Thị Thủy đã đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội để sinh con. Sau khi thăm khám, chị Thủy được bác sĩ chỉ định mổ đẻ. Đến khoảng 9 giờ sáng, chị Thủy đã sinh được một cháu trai, nặng 3,4kg. Sau khi nhìn mặt con, chị Thủy được y tá phát số 550, cùng với số của cháu bé và đưa cháu lên phòng cách ly.
Anh Trần Bá Lượng lo lắng về cháu bé con của em gái anh bị trao nhầm.
Đến 13 giờ cùng ngày, anh Trần Mạnh Hùng (chồng chị Thủy) và anh Lượng đến phòng cách ly để đón bé theo lịch hẹn. Hai người tá hỏa khi cả phòng cách ly không có cháu bé nào đeo số 550. "Khi chúng tôi đến đón cháu thì y tá nói cháu đã được bà nội đón. Chúng tôi hốt hoảng vì gia đình không có ai là bà nội hay bà ngoại đến viện cả. Lúc này, chúng tôi biết là có sự nhần lẫn hay trường hợp xấu hơn..." - anh Lượng nói.
Sau khi tìm khắp bệnh viện thì phát hiện cháu đang được một bà cụ (người nhà của sản phụ Lê Thị Kim Oanh, trú tại Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) bế tại buồng số 16 Khoa A4.
“Khi chúng tôi đến bế cháu, sản phụ Oanh cũng như người nhà chỉ nói là nhầm, mà không có thái độ phản ứng gì. Tuy nhiên, điều khiến tôi nghi ngờ là tại sao cháu bé đang đeo số 550, không đúng với số của mẹ (chị Oanh đeo số 585) mà chị ấy lại không thắc mắc hay tìm kiếm con mình?”.
Cũng theo anh Lượng, cháu bé bị “trao nhầm” có tiểu sử bệnh lý từ gia đình. Bởi vậy, anh Lượng đặt ra nghi vấn về việc cố tình đánh tráo trẻ với sự thông đồng của nhân viên điều dưỡng và gia đình sản phụ kia. “Chúng tôi không muốn làm to chuyện, chỉ mong nhận được lời xin lỗi từ cô y tá trực. Nhưng rất tiếc là cô này đã tỏ thái độ thách thức. Vì vậy tôi đã đề nghị lập biên bản” - anh Lượng cho biết.
Quá tắc trách
Trước yêu cầu của gia đình sản phụ Trần Thị Thủy, ngày 10/1, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có buổi gặp mặt với gia đình chị Thủy để làm rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của bệnh viện, cũng như có hay không việc cố tình đánh tráo trẻ sơ sinh.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Trí, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện đã lý giải về quy trình giao nhận trẻ: khi sản phụ sinh, thì mẹ và bé đều đeo chung một số. Cả trên hồ sơ cũng có số, tổng cộng là phải có bốn số.
“Khi đi nhận cháu bé, chúng tôi phải kiểm tra đầy đủ cả 4 số đó, đảm bảo trùng nhau thì chúng tôi mới cho nhận. Khi sinh xong, trong trường hợp sản phụ tỉnh thì chúng tôi sẽ thông báo luôn cân nặng em bé, cho mẹ nhìn con luôn” - ông Trí nói
Về trường hợp của sản phụ Trần Thị Thủy, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội thừa nhận nhân viên y tá đã sai trong quy trình giao nhận trẻ cho gia đình. Phía bệnh viện đã yêu cầu các y tá, cá nhân có liên quan tiến hành kiểm điểm và xử lý sai phạm theo quy định. Tránh để xảy ra sự việc tương tự.
Về nghi vấn đánh tráo trẻ của gia đình sản phụ Trần Thị Thủy, ông Trí khẳng định là không có. Đây chỉ là sự nhầm lẫn đáng tiếc vì khi sự việc xảy ra, hai cháu bé vẫn còn trong viện. “Giả sử có muốn đánh tráo thật thì cũng phải làm nhiều khâu chứ không đơn giản và cũng không ai làm thô thiển, lộ liễu như thế” - ông Trí cho hay.
Mặc dù đã phần nào bớt bức xúc sau buổi làm việc với đại diện của bệnh viện, gia đình sản phụ Trần Thị Thủy đã làm đơn sẽ không kiện cáo. Nhưng theo anh Trần Bá Lượng thì gia đình vẫn chưa thể yên tâm và rất lo lắng, rằng cháu bé có đúng là con của chị Thủy hay không? Câu hỏi này rất cần phía bệnh viện có trách nhiệm trả lời thỏa đáng.