Vợ con thẫn thờ trước di ảnh của phi công Trần Quang Khải
Sáng nay (20/6) lễ truy điệu Đại tá phi công Trần Quang Khải được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An. Tại lễ tang, vợ và con gái Đại tá Khải thẫn thờ trước sự mất mát quá lớn của người chồng, người cha đáng kính.
5h30 sáng ngày 20/6: lễ truy điệu phi công Trần Quang Khải được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An.
Các lực lượng bảo vệ lễ truy điệu đã được triển khai. Từ hôm qua (19/5), Bộ Chỉ huy Quân khu 4 đã căng phông bạt, quét dọn và làm các công tác chuẩn bị. Vì thế, hiện nay mọi công việc cho lễ truy điệu đã hoàn tất.
Bà Trần Thị Tuấn, chị gái phi công Khải cho biết: "Từ khi nhận được tin, tôi lập tức vào Nghệ An ngay. Đau đớn quá. Nỗi đau này không biết khi nào gia đình mới nguôi ngoai".
Địa điểm diễn ra tang lễ được bảo vệ nghiêm ngặt
6h: Đã có một số người dân đến nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An) để tiễn biệt phi công Trần Quang Khải.
Các lẵng hoa kính viếng của các cấp lần lượt được gửi đến chia buồn với gia đình
6h15: Tất cả gia đình tập trung làm lễ nhập quan.
Lễ nhập quan được tổ chức một cách trang nghiêm theo phong tục truyền thống. Tất cả gia đình tập trung làm lễ
6h30: Người dân tới viếng phi công Trần Quang Khải.
Số lượng người tới viếng tăng nhanh. Tại bàn đăng ký chật cứng người
7h: Lễ truy điệu phi công Trần Quang Khải chính thức bắt đầu
Gia đình phi công Khải
Các đồng đội tới tiễn đưa vị Đại tá đáng kính
Gia đình đau buồn trước sự ra đi đột ngột của Đại tá phi công Khải. Ảnh: Zing
Từ 7h20 đến 8h: Bạn bè, đồng đội tới thắp hương và tiễn biệt phi công Trần Quang Khải.
Bạn bè, đồng đội tới tiễn biệt phi công Khải lần cuối
8h05: Vào viếng và dâng hương cho Đại tá Trần Quang Khải, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã xúc động ghi vào sổ tang: "... S ự hy sinh của đồng chí càng làm tô thắm thêm cho lá cờ truyền thống vẻ vang của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng...".
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng viết sổ tang. Ảnh: Tuổi Trẻ
Nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ và các đoàn thể đã không kìm được xúc động, nhiều người đã nấc nghẹn khi dâng hương và chia buồn với gia đình phi công Khải tại lễ viếng.
Vợ và con của Đại tá Khải thất thần trước mất mát to lớn. Ảnh: Zing
8h30: Dòng người vào viếng càng lúc càng đông. Ai ai cũng đau buồn trước sự ra đi của phi công Trần Quang Khải.
Những dòng tạm biệt thấm đẫm nước mắt
8h40: Vợ và con của phi công Khải thẫn thờ trước di ảnh của người chồng, người cha đáng kính. Vì quá mệt mỏi, nhiều lần các bác sỹ tại Quân khu 4 đã phải cho chị Trần Thị Hà, vợ Đại tá uống thuốc an thần.
Chị Trần Thị Hà, vợ phi công Trần Quang Khải phải uống thuốc
Người thân trong gia đình khóc nức nở trước nỗi đau quá lớn
8h50: Mặc dù thời tiết bên ngoài nắng nóng nhưng nhiều đoàn của các đơn vị, tổ chức và người dân vẫn kiên nhẫn đứng xếp hàng chờ đến lượt vào viếng phi công Khải.
Rất nhiều người dù chưa từng gặp mặt nhưng đã khóc vì xúc động và tiếc thương tới người chiến sĩ hy sinh trong thời bình.
Người dân vẫn kiên nhẫn đứng xếp hàng chờ đến lượt vào viếng phi công Khải.
Ở một góc nhà tang lễ, con gái 3 tuổi của đại tá Trần Quang Khải mệt, ngủ thiếp đi trong vòng tay người thân. Ảnh: Soha
9h: Lễ truy điệu bắt đầu
Lễ viếng kết thúc. Đúng 9h, Ban tổ chức tiến hành lễ truy điệu cho Đại tá, phi công Trần Quang Khải.
9h25: Lễ truy điệu kết thúc, dâng hương chuẩn bị di quan Đại tá Trần Quang Khải.
Dâng hương chuẩn bị di quan Đại tá Trần Quang Khải.
9h40: Chiếc xe lăn bánh, kết thúc lễ tang tại Nhà tang lễ Quân khu 4
Những công lao của phi công Trần Quang Khải được tái hiện như bản hùng ca, thi thể anh được đưa về quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
Chuẩn bị di quan Đại tá Trần Quang Khải.
Ban lễ tang và gia đình đang di chuyển linh cữu ra xe tang, đưa linh cữu Đại tá, phi công Trần Quang Khải về Bắc Giang.
Trước đó, sáng 14/6, chiếc tiêm kích Su-30MK2 xuất kích từ sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), thực hiện các bài diễn tập theo kế hoạch.
Hai phi công trên chuyến bay là Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi - Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi - Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923).
Sau đó, sở chỉ huy đã mất liên lạc với tiêm kích Su-30MK2, xác định máy bay đã gặp sự cố trên biển thuộc địa phận Nghệ An, hai phi công phải bung dù nhảy ra ngoài.
Sáng 15/6, phi công Nguyễn Hữu Cường đã được tàu cá cứu sống và đến 13h30 ngày 15/6, anh Cường đã vào bờ an toàn.
Hàng loạt máy bay, tàu quân sự, tàu cá tiếp tục được huy động để tìm kiếm máy bay Su-30MK2 và phi công Trần Quang Khải.
Đến chiều tối ngày 17/6, ngư dân Nghệ An đã tìm thấy Thượng tá phi công Trần Quang Khải trong tình trạng đã tử vong, dù quấn chặt vào người.
Ngày 19/6, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vừa công bố quyết định thăng quân hàm từ Thượng tá lên Đại tá cho phi công Trần Quang Khải. Đại tá Trần Quang Khải sinh ngày 20/10/1973, nguyên quán xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, trú quán thôn Tân Văn 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại tá Khải là phi công cấp 1, Phó trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không không quân.
Phi công Trần Quang Khải sinh ra trong gia đình có 11 người con, dưới anh Khải còn 1 em trai. Hiện, vợ chồng anh Khải có một bé gái hơn 3 tuổi. Vợ anh Khải là giáo viên. Cả nhà duy nhất chỉ có anh Khải theo nghiệp nhà binh. |