Vợ chồng cãi nhau chỉ sau 1 cuộc điện thoại với mẹ chồng

Ngọc Anh,
Chia sẻ

Phản ứng của anh ấy là “quyết định” theo bản năng chứ không phải cố ý. Anh ấy không hề hay biết cảm xúc thực sự của vợ mình.

Ai đang “chen” vào cuộc hôn nhân của bạn? Đừng nghĩ chỉ có thể là người thứ 3 bởi đôi khi không phải ngoại tình hay phản bội, 1 cuộc hôn nhân rạn nứt lại do chính nội tại bên trong.

Nhà trị liệu tâm lý - Tiến sĩ Lynn Margolies cho biết: “Các vấn đề sống chung nhiều thế hệ là nguồn gốc phổ biến của xích mích và chia rẽ trong các cặp vợ chồng. Có thể đây là kết quả của việc không đặt ra các ranh giới phù hợp”.

Câu chuyện của Brianna và Caleb

Brianna nổi giận khi nghe Caleb nói chuyện điện thoại với mẹ. Anh hứa với bà rằng họ sẽ đến thăm bà vào cuối tuần. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về một kế hoạch như vậy. Điều đó khiến Brianna vô cùng khó chịu.

Vợ chồng cãi nhau chỉ sau 1 cuộc điện thoại và câu hỏi đặt ra: Ai đang ở giữa cuộc hôn nhân của bạn? - Ảnh 1.

Nhà trị liệu tâm lý, Tiến sĩ Lynn Margolies

Tất nhiên bây giờ họ không thể thay đổi kế hoạch khi Caleb đã thông báo với mẹ. Trước giờ trong suy nghĩ của mẹ Caleb, anh ấy không thể làm gì sai, và nếu có sai thì đó là do ảnh hưởng tiêu cực từ Brianna.

Suy nghĩ của Brianna trôi về thời điểm họ đính hôn. Cô ấy nhớ về lần Caleb đồng ý lấy đồ đạc của mẹ anh ấy như một “món quà'' để họ sử dụng trong phòng ngủ của ngôi nhà mới mà không cần cô có đồng ý hay không. Và còn rất nhiều mâu thuẫn khác liên quan đến cô và mẹ chồng chỉ vì Caleb xử sự không khéo.

Các cuộc xung đột của vợ chồng họ luôn diễn ra theo cùng 1 mô típ. Caleb thì nghĩ Brianna luôn muốn anh chọn giữa mẹ và vợ. Còn Brianna luôn cảm thấy tức giận và bất an. Ngược lại, Caleb trở nên phòng thủ và khó chịu với vợ. Anh cho rằng vợ mình hơi ích kỉ mà nhẽ ra cô nên thông cảm cho anh ấy.

Sau đó, anh ta bắt đầu buông những lời lẽ không hay về việc trở thành “nạn nhân ở giữa”, bị lôi kéo từ cả hai phía, mẹ và vợ.

Không thiết lập ranh giới: Ảnh hưởng đến hôn nhân

Caleb đã sớm bỏ lỡ cơ hội rõ ràng để vạch ra một ranh giới mang tính biểu tượng xung quanh cuộc hôn nhân của mình. Ranh giới này sẽ bảo vệ cuộc hôn nhân ấy chống lại “sự can thiệp” của mẹ anh và đặt nền móng cho sự an toàn về tình cảm với vợ.

Anh ta đầu hàng trước áp lực và làm theo ý mẹ mà không hề thông báo hay hỏi ý kiến vợ. Thay vì làm cầu nối cho mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thì Caleb lại gạt Brianna ra ngoài lề mối quan hệ của mẹ con anh ấy. Cuối cùng chính Caleb, (mặc dù vô tình) đã tạo ra sự chia rẽ ban đầu giữa anh và Brianna, từ đó mở đường cho một chuỗi rạn nứt.

Tại sao Caleb “chọn” mẹ mình thay vì Brianna?

Về mặt tâm lý, Caleb không thể “rời khỏi nhà” và thực hiện quá trình chuyển đổi tư tưởng từ việc sống với mẹ chuyển sang sống cùng vợ. Khi anh ấy cố gắng yêu một người khác và tạo dựng gia đình của riêng mình, anh ấy cảm thấy có lỗi vì nghĩ mình không dành cho mẹ 100% tình cảm như trước.

Caleb đã tránh xung đột theo bản năng bằng cách tuân thủ một cách thụ động. Nhưng cách phòng thủ này không còn hiệu quả nữa vì không thể vừa làm hài lòng mẹ vừa làm hài lòng vợ.

Caleb không tính toán một cách có ý thức. Phản ứng của anh ấy là “quyết định” theo bản năng chứ không phải cố ý. Anh ấy không hề hay biết cảm xúc thực sự của vợ mình. Trong trường hợp này, xung đột sau khi được định tuyến lại, diễn ra giữa vợ và chồng, mẹ chồng và con dâu.

Chiến lược thiết lập ranh giới

- Đừng trả lời ngay lập tức, bất cứ câu hỏi nào về những vấn đề quan trọng cần thảo luận với vợ mình. Đó cũng là sự tôn trọng bạn dành cho mẹ và vợ mình.

Vợ chồng cãi nhau chỉ sau 1 cuộc điện thoại và câu hỏi đặt ra: Ai đang ở giữa cuộc hôn nhân của bạn? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

- Khi bạn phải nói “không” hãy nói không 1 cách mềm mại, khéo léo. Ví dụ như: “Con biết sẽ làm mẹ buồn nhưng chúng con sẽ cố gắng về sau khi xong việc” hoặc “Mẹ yên tâm, để vợ chồng con bàn bạc rồi gọi lại cho mẹ…”.

- Tránh giải thích rườm rà, nếu xung đột giữa 2 người phụ nữ đã quá “căng”, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với từng người 1 xem vấn đề nằm ở đâu rồi từ từ giải quyết.

- Đối với các thành viên khác trong gia đình, cần sự đanh thép nếu điều đó cần thiết. Ví dụ với anh/chị/em hãy bày tỏ quan điểm 1 cách cứng rắn rằng bạn đã có gia đình riêng, bạn sẽ biết phải làm gì và tự chịu trách nhiệm với gia đình của bạn.

Củng cố tình cảm vợ chồng

Mô hình thiết yếu cho một cuộc hôn nhân lành mạnh, vững chãi là bạn và đối phương trở thành 1 đội không thể chia cắt. Quan điểm này phải được cảm nhận một cách chân thực và thể hiện qua các cuộc giao tiếp giữa hai người.

“Người thứ 3” có thể là mẹ chồng, chị/anh/em chồng, thậm chí là bạn thân chồng nhưng mấu chốt nằm ở việc bạn cần hiểu và luôn sẻ chia với chồng mình. Đôi khi hãy coi anh ấy là 1 người bạn tri kỷ để dù có những lúc không có vợ bên cạnh, bạn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mọi quyết định của anh ấy.

Chia sẻ