Vợ chồng “bí mật” đi xin tinh trùng sau 16 năm chữa vô sinh
16 năm nỗ lực nhưng vẫn không có con, bất chấp dị nghị của hàng xóm, chửi bới, xua đuổi của cha mẹ chồng, chị vẫn kiên quyết ở bên anh Tạo.
Vẫn yêu chồng dù bị đuổi ra khỏi nhà
Chị Nguyễn Thị Loan đang trú tại phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội là một biên tập viên của tạp chí làm đẹp tại Hà Nội. Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, xinh đẹp của chị, ít ai biết rằng đằng sau những nụ cười ấy là những giọt nước mắt giấu kín nơi góc tối.
Chị Loan quê gốc ở Nam Định nhưng theo bố mẹ chuyển lên Hà Nội ở từ những năm 90 của thế kỷ trước. Kể về cuộc hôn của mình, giọng chị Loan nghẹn ngào. Chị và anh Tạo học cùng trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Anh hơn chị 1 tuổi. Họ có tình yêu kéo dài 6 năm trước khi tổ chức đám cưới.
Sau kết hôn, vợ chồng chị có ý định sinh con luôn nhưng chờ đợi mãi vẫn không thấy có tin vui. Vợ chồng chị Loan đi kiểm tra tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ kết luận sức khỏe của vợ chồng chị bình thường và khuyên về nhà chờ thêm thời gian nữa.
Thời gian trôi đi, vợ chồng chị nóng ruột một, bố mẹ chồng nóng ruột mười, bởi lúc ấy họ đã già, mong mỏi có cháu bế. Bố chồng chị là một người cay nghiệt. Ông luôn bóng gió mắng chị là “cây độc không hoa”. Chị chỉ biết nuốt nước mắt, còn chồng chị im lặng mỗi lần nhắc tới vấn đề con cái.
Năm 2003, chị Loan và chồng quyết định vào TP.HCM khám bệnh. Theo kết quả thăm khám, sức khỏe chị Loan hoàn toàn bình thường còn anh Lộc không có tinh trùng. Nhận kết quả, hai vợ chồng ôm nhau khóc nức nở. Thời điểm đó, chưa xuất hiện phương pháp nuôi cấy tinh trùng, chị Loan và chồng thẫn thờ ra về trong nỗi tuyệt vọng vô bờ bến.
Từ khi biết mình không thể có con ruột, anh Tạo buồn bã, thay tâm đổi tính. Anh uống rượu nhiều hơn. Thương chồng, Loan nói dối với gia đình chồng rằng nguyên nhân khiến vợ chồng chị vô sinh là chị bị tắc vòi trứng. Hai vợ chồng đang điều trị tích cực để với hi vọng may mắn sẽ mỉm cười. Từ khi Loan “thú tội”, cha mẹ chồng ghét chị ra mặt.
Thấy vợ oan ức, khổ sở, Tạo đòi vợ ly hôn với hi vọng Loan tìm được hạnh phúc mới. “Anh nói chuyện ly hôn, tôi chỉ nói với anh, vợ chồng phải bên nhau để chia sẻ những đắng cay, vất vả trong cuộc sống. Đã là vợ chồng là ăn đời ở kiếp, nương tựa nhau tới khi về già, còn con cái là sợi dây gắn kết cha mẹ. Tôi cần anh hơn con. Tôi tin ông trời sẽ không phụ lòng mong mỏi của vợ chồng tôi”.
Từ khi biết nguyên nhân vô sinh, anh Tạo không bao giờ đi khám bệnh. Nhiều lần chị Loan khuyên anh đến bệnh viện kiểm tra nhưng vì lòng tự ái của người đàn ông, anh Tạo lảng tránh gạt đi ngay.
Nhìn chồng lao đầu vào công việc, chị Loan chỉ biết lặng lẽ ở bên, chăm sóc cho anh từng ngày. 7 năm không có con trôi đi, bất chấp dị nghị của hàng xóm, chửi bới, đuổi bước của cha mẹ chồng, chị vẫn kiên quyết ở bên anh Tạo.
Gần 10 năm trời, chị lầm lũi ở bên anh. Cuối cùng, anh Tạo cũng nói lên sự thật vô sinh là do anh chứ không phải do vợ và mong gia đình đừng đuổi chị Loan đi. Có lúc say rượu, anh đuổi Loan đi, muốn giải thoát cho Loan, nhưng chị khước từ tất cả.
Ngày tết, ngày lễ, vợ chồng chị thường đi du lịch đây đó. Chị Loan bảo không phải vì để tiêu tiền mà để né những ngày vui đó. Ngày Tết nhìn những gia đình khác con cái bồng bế nhau đi chúc tết, vợ chồng chị cũng chạnh lòng.
Khi chồng chấp nhận đi xin tinh trùng
Một lần, chị nói với chồng chuyện chị bị chậm kinh 1 tuần. Anh mừng rỡ và đi báo với mọi người chuyện chị có thai. Lúc ấy, chị thực sự lo âu bởi bình thường anh bảo đã chấp nhận cuộc sống không có con, nhưng thực tế, khi nghe tin vợ mang bầu, anh hạnh phúc ra mặt, cười khúc khích cả ngày và đi khoe khắp họ hàng, làng xóm. Lúc đi siêu âm, kết quả không phải có thai, do stress nên chị Loan bị rối loạn kinh nguyệt, ánh Tạo hụt hẫng hơn cả chị.
Nghĩ tuổi già không có con cái tâm sự, vỗ về, quanh quẩn chỉ có hai thân già, chị Loan có phần sợ hãi. Chị bàn chồng đi xin tinh trùng làm thụ tinh trong ống nghiệm còn tốt hơn là xin con nuôi. Anh Tạo vừa nghe thấy đã gạt phắt đi ý tưởng của vợ bởi anh nghi ngờ vợ muốn lang chạ với ai đó để sinh con.
Biết chồng có mặc cảm riêng vì không có con giống, chị Loan cố gắng không chạm vào nỗi đau của chồng nhưng bản năng của một người phụ nữ, chị cũng khao khát tiếng trẻ thơ. Thấy vợ lặng lẽ đi về, Tết vừa rồi, anh đặt vé đi du lịch nước ngoài nhưng chị từ chối nên anh Tạo chỉ còn biết thở dài. Sau nhiều đắn đo, anh quyết định đi xin tinh trùng theo kế hoạch của vợ.
Anh nói với gia đình chị Loan đi công tác ở miền Nam 1 tháng. Trong thời gian ấy, cứ cuối tuần anh Tạo lại bay vào thăm vợ. Thật may mắn, lần làm thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên, chị Loan thành công.
Chị Loan kể, chị có bầu đã khó nhưng có con còn khó hơn. Trong quá trình chuyển phôi, chị bị kích trứng, bụng to và khó thở. Thấy vợ gặp nguy hiểm, anh Tạo đề nghị bác sĩ cứu lấy vợ, nhưng lúc ấy, chị Loan không đồng ý, cố gắng chịu mệt mỏi để giữ lại con. Quý đầu của thai kỳ, vợ chồng chị vô cùng khổ sở nguy cơ sẩy thai rất cao, chị phải treo chân ở nhà. Vợ chồng chị phải đi thuê khách sạn ở TP.HCM để chị nghỉ ngơi, không bị làm phiền.
Trong suốt thời gian mang bầu, anh Tạo gội đầu, tắm giặt, cõng vợ qua cầu thang. Đến hết 17 tuần, chị Loan mới ổn định được chút. Anh chị ra Hà Nội. Nhưng được vài tuần, chị Loan được chẩn đoán cổ tử cung ngắn, thai có thể bị sẩy. Bác sĩ đã cố gắng nhưng thai kỳ chỉ giữ được đến tuần 31, chị Loan buộc phải sinh non.
3 tháng đầu vợ cữ, anh Tạo thức trắng chăm sóc con. Mặc dù bố mẹ chồng chị không vui vì không phải là cháu ruột của họ nhưng anh Tạo mừng vui khôn xiết. Anh đã được làm cha, được chăm sóc, nâng niu một sinh linh bằng tất cả tình yêu thương của mình.
Kể từ ngày con chào đời, chị Loan thấy tâm hồn nhẹ nhõm, thư thái hơn. Việc mang nặng, đẻ đau và chào đón một thiên thần ra đời – với chị, là một niềm hạnh phúc thiêng liêng mà gần 20 năm qua chị mới được nếm trải.