Vợ bị sỉ nhục, chồng giương mắt nhìn
Trong khi bản thân phải lĩnh hết cơn thịnh nộ từ bố mẹ chồng, thì anh Tâm - chồng Quyên - người gây ra hậu quả lại một mực im lặng, không dám nhận việc mình đã làm.
Dám làm, không dám chịu
Trong con mắt của những người xung quanh thì Quyên và anh Tâm (Hoàng Mai, Hà Nội) là một gia đình hoàn hảo: Vợ chồng đẹp đôi, công việc ổn định, con cái xinh xắn, ngoan ngoãn. Nhưng ở “trong chăn mới biết chăn có rận”, chồng Quyên cái gì cũng tốt, chỉ có điều, dù đã lập gia đình anh vẫn sợ bố mẹ một phép. Bố mẹ nói một, anh không dám nói hai, dù đúng hay sai.
Nếu trước đây, chị yêu anh bởi đức tính này vì rằng, một người con có hiếu sẽ là người chồng tốt thì bây giờ chị lại hận cái tính này của anh. Cũng vì quá phụ thuộc vào bố mẹ mà dù đã ra ở riêng nhưng mỗi lần trong nhà có việc lớn, nhỏ gì anh đều “trưng cầu” ý kiến bố mẹ mà bỏ qua ý kiến của vợ. Thậm chí, ngay cả việc con học trường công, hay trường tư, anh cũng phải hỏi ý kiến bố mẹ rồi mới quyết định. Không ít lần chị anh chị cãi nhau vì chuyện này, chị mong anh quyết đoán hơn.
Nhưng xảy ra một việc mà chị không thể tha thứ cho sự hèn hạ của anh. Anh chị vốn có một mảnh đất mua từ lâu nhưng chưa cần dùng đến nên cho cô em chồng mượn mở quán cà phê. Năm nay, có mấy người bàn rủ anh ra làm ăn riêng nên anh bàn với chị, lấy mảnh đất từ chỗ em chồng bán đi để thêm tiền vốn, bởi tiền tích trữ của hai vợ chồng không đủ.
Từ trước tới nay, mọi chuyện anh đều bàn bạc với bố mẹ nên khi bố chồng gọi hai vợ chồng đến để chất vấn, chị rất ngạc nhiên. Đáng buồn là, khi bố chồng hỏi: “Nghe nói vợ chồng anh định lấy mảnh đất trên Mỹ Đình đang cho con Linh mượn hả?” Thấy bố hỏi mà chồng ngồi im không lên tiếng nên chị trả lời: “Vâng, nhà con cùng bạn định ra làm ăn riêng, đang thiếu vốn bố ạ, con tưởng anh đã bàn bạc với bố mẹ rồi”.
Nghe vậy, bố chồng giận dữ: “Tôi thật là nhìn nhầm cô rồi, cứ tưởng cô là cô con dâu biết điều, ai ngờ lòng dạ hiểm độc. Con Linh nó mới kinh doanh được 2 năm, chắc gì đã lấy lại được vốn đầu tư vào cửa hàng mà cô đã đòi đất. Thằng Tâm trước nay có bao giờ làm gì mà không hỏi ý kiến chúng tôi đâu, cái này chắc là chủ ý của cô rồi. Vợ chồng cô khá giả hơn, thấy em gái bắt đầu ăn nên làm ra một tí đã sinh ra lòng đố kị”.
“Bố, đây không phải là chủ ý của con”. Nói rồi, chị quay sang nhìn chồng cầu cứu. Đáng tiếc anh lại im thin thít, để mặc bố mẹ chồng cho rằng cô là một người ích kỉ, nhỏ nhen.
Chồng “ngoan ngoãn” nộp hết lương cho mẹ
Người ta khổ vì chồng phá phách, rượu chè…, còn chị Hà (Gia Lâm, Hà Nội) lại khổ vì lấy phải ông chồng quá hiền, không có chính kiến. Phàm vào việc gì, anh Giang - chồng chị cũng mặc kệ với giải pháp “im lặng là vàng”.
Lúc mới về nhà chồng, chị thường xuyên bị cô em chồng và mẹ chồng soi mói từ chuyện rửa bát, quét nhà, đến cả việc trang điểm, mua sắm áo quần đi làm cũng bị mẹ chồng quản. Nào là chồng con rồi còn son phấn làm gì, có đẹp lên tí nào đâu; áo quần gì mà mua lắm thế, phải tiết kiệm chứ, trong khi mấy tháng chị mới mua được một bộ đồ mới.
Tâm sự với anh, mong được an ủi thì anh lại tặc lưỡi: “Phụ nữ đúng là lắm chuyện”. Thậm chí, khi em chồng trước mặt cả hai vợ chồng nói: “Sao anh vừa đẹp trai, lại là thạc sĩ mà lại lấy một người vừa lùn, vừa xấu như chị nhỉ?”, anh cũng dửng dưng như không.
Ấm ức vì chồng một câu cũng không phản bác lại, chị vừa khóc vừa hỏi: “Cô Thủy bảo thế, sao anh không nói gì”. Nghe vậy, anh im lặng một lúc rồi bảo: “Em chấp nó làm gì, nói lại chỉ mất công cãi nhau”.
Nhưng việc chị bực nhất là 2 tháng đầu khi mới lấy nhau, tiền lương anh đều đưa cho vợ quản, còn chị sẽ đóng tiền ăn cho mẹ chồng và lo tiền điện nước. Nhưng sang tháng thứ 3, không hiểu mẹ chồng nói gì, nhận lương về anh đem hết cho mẹ. Chị hỏi thì anh bảo: “Em giữ hay mẹ giữ thì cũng giống nhau cả thôi. Với lại, mẹ bảo đưa cho mẹ, không lẽ anh từ chối? Mình là con, chịu thiệt tí cũng được”.
Hậu quả là, mỗi khi hai vợ chồng có việc gì cần nhiều nhiều tiền, chị lại phải ngửa tay xin mẹ chồng…
Không chỉ “nhịn” những người trong gia đình, mà với đồng nghiệp và những người xung quanh, anh cũng “một điều nhịn, chín điều lành”. Có lần, anh có sáng kiến rất hay liền bàn với đồng nghiệp để trình lên giám đốc. Ai ngờ anh chưa kịp trình bày với cấp trên thì anh bạn kia đã nhanh tay giành mất và còn nhận rằng đó là sáng kiến của mình. Sau đó, anh bạn được đề bạt lên làm trưởng phòng, vì ý tưởng này đã đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Khi nghe anh kể chuyện này, chị bực lắm, hỏi vì sao anh không lên nói rõ với sếp, anh lại bình thản: “Thôi, nói ra anh bạn kia lại xấu hổ với chắc gì giám đốc đã tin. Dù sao doanh thu thì đều tính cho cả phòng”… Mà những kiểu bị tranh công như vậy xảy ra không chỉ một lần, lần nào anh cũng bỏ qua vì “mọi người cũng là bạn bè cả mà”.
Cũng chính vì đức tính này nên dù rất thông minh, sau nhiều năm đi làm, anh vẫn mãi chỉ là một nhân viên… Nhiều khi chị tự hỏi, không hiểu sao một người như anh lại có thể sống giữa thời đại bọn chen này.
Trong con mắt của những người xung quanh thì Quyên và anh Tâm (Hoàng Mai, Hà Nội) là một gia đình hoàn hảo: Vợ chồng đẹp đôi, công việc ổn định, con cái xinh xắn, ngoan ngoãn. Nhưng ở “trong chăn mới biết chăn có rận”, chồng Quyên cái gì cũng tốt, chỉ có điều, dù đã lập gia đình anh vẫn sợ bố mẹ một phép. Bố mẹ nói một, anh không dám nói hai, dù đúng hay sai.
Nếu trước đây, chị yêu anh bởi đức tính này vì rằng, một người con có hiếu sẽ là người chồng tốt thì bây giờ chị lại hận cái tính này của anh. Cũng vì quá phụ thuộc vào bố mẹ mà dù đã ra ở riêng nhưng mỗi lần trong nhà có việc lớn, nhỏ gì anh đều “trưng cầu” ý kiến bố mẹ mà bỏ qua ý kiến của vợ. Thậm chí, ngay cả việc con học trường công, hay trường tư, anh cũng phải hỏi ý kiến bố mẹ rồi mới quyết định. Không ít lần chị anh chị cãi nhau vì chuyện này, chị mong anh quyết đoán hơn.
Nhưng xảy ra một việc mà chị không thể tha thứ cho sự hèn hạ của anh. Anh chị vốn có một mảnh đất mua từ lâu nhưng chưa cần dùng đến nên cho cô em chồng mượn mở quán cà phê. Năm nay, có mấy người bàn rủ anh ra làm ăn riêng nên anh bàn với chị, lấy mảnh đất từ chỗ em chồng bán đi để thêm tiền vốn, bởi tiền tích trữ của hai vợ chồng không đủ.
Từ trước tới nay, mọi chuyện anh đều bàn bạc với bố mẹ nên khi bố chồng gọi hai vợ chồng đến để chất vấn, chị rất ngạc nhiên. Đáng buồn là, khi bố chồng hỏi: “Nghe nói vợ chồng anh định lấy mảnh đất trên Mỹ Đình đang cho con Linh mượn hả?” Thấy bố hỏi mà chồng ngồi im không lên tiếng nên chị trả lời: “Vâng, nhà con cùng bạn định ra làm ăn riêng, đang thiếu vốn bố ạ, con tưởng anh đã bàn bạc với bố mẹ rồi”.
Nghe vậy, bố chồng giận dữ: “Tôi thật là nhìn nhầm cô rồi, cứ tưởng cô là cô con dâu biết điều, ai ngờ lòng dạ hiểm độc. Con Linh nó mới kinh doanh được 2 năm, chắc gì đã lấy lại được vốn đầu tư vào cửa hàng mà cô đã đòi đất. Thằng Tâm trước nay có bao giờ làm gì mà không hỏi ý kiến chúng tôi đâu, cái này chắc là chủ ý của cô rồi. Vợ chồng cô khá giả hơn, thấy em gái bắt đầu ăn nên làm ra một tí đã sinh ra lòng đố kị”.
“Bố, đây không phải là chủ ý của con”. Nói rồi, chị quay sang nhìn chồng cầu cứu. Đáng tiếc anh lại im thin thít, để mặc bố mẹ chồng cho rằng cô là một người ích kỉ, nhỏ nhen.
Dù đã lập gia đình, anh Tâm vẫn sợ bố mẹ một phép. Bố mẹ nói một, anh không dám nói hai, dù đúng hay sai (Ảnh minh họa).
Chồng “ngoan ngoãn” nộp hết lương cho mẹ
Người ta khổ vì chồng phá phách, rượu chè…, còn chị Hà (Gia Lâm, Hà Nội) lại khổ vì lấy phải ông chồng quá hiền, không có chính kiến. Phàm vào việc gì, anh Giang - chồng chị cũng mặc kệ với giải pháp “im lặng là vàng”.
Lúc mới về nhà chồng, chị thường xuyên bị cô em chồng và mẹ chồng soi mói từ chuyện rửa bát, quét nhà, đến cả việc trang điểm, mua sắm áo quần đi làm cũng bị mẹ chồng quản. Nào là chồng con rồi còn son phấn làm gì, có đẹp lên tí nào đâu; áo quần gì mà mua lắm thế, phải tiết kiệm chứ, trong khi mấy tháng chị mới mua được một bộ đồ mới.
Tâm sự với anh, mong được an ủi thì anh lại tặc lưỡi: “Phụ nữ đúng là lắm chuyện”. Thậm chí, khi em chồng trước mặt cả hai vợ chồng nói: “Sao anh vừa đẹp trai, lại là thạc sĩ mà lại lấy một người vừa lùn, vừa xấu như chị nhỉ?”, anh cũng dửng dưng như không.
Ấm ức vì chồng một câu cũng không phản bác lại, chị vừa khóc vừa hỏi: “Cô Thủy bảo thế, sao anh không nói gì”. Nghe vậy, anh im lặng một lúc rồi bảo: “Em chấp nó làm gì, nói lại chỉ mất công cãi nhau”.
Nhưng việc chị bực nhất là 2 tháng đầu khi mới lấy nhau, tiền lương anh đều đưa cho vợ quản, còn chị sẽ đóng tiền ăn cho mẹ chồng và lo tiền điện nước. Nhưng sang tháng thứ 3, không hiểu mẹ chồng nói gì, nhận lương về anh đem hết cho mẹ. Chị hỏi thì anh bảo: “Em giữ hay mẹ giữ thì cũng giống nhau cả thôi. Với lại, mẹ bảo đưa cho mẹ, không lẽ anh từ chối? Mình là con, chịu thiệt tí cũng được”.
Hậu quả là, mỗi khi hai vợ chồng có việc gì cần nhiều nhiều tiền, chị lại phải ngửa tay xin mẹ chồng…
Không chỉ “nhịn” những người trong gia đình, mà với đồng nghiệp và những người xung quanh, anh cũng “một điều nhịn, chín điều lành”. Có lần, anh có sáng kiến rất hay liền bàn với đồng nghiệp để trình lên giám đốc. Ai ngờ anh chưa kịp trình bày với cấp trên thì anh bạn kia đã nhanh tay giành mất và còn nhận rằng đó là sáng kiến của mình. Sau đó, anh bạn được đề bạt lên làm trưởng phòng, vì ý tưởng này đã đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Khi nghe anh kể chuyện này, chị bực lắm, hỏi vì sao anh không lên nói rõ với sếp, anh lại bình thản: “Thôi, nói ra anh bạn kia lại xấu hổ với chắc gì giám đốc đã tin. Dù sao doanh thu thì đều tính cho cả phòng”… Mà những kiểu bị tranh công như vậy xảy ra không chỉ một lần, lần nào anh cũng bỏ qua vì “mọi người cũng là bạn bè cả mà”.
Cũng chính vì đức tính này nên dù rất thông minh, sau nhiều năm đi làm, anh vẫn mãi chỉ là một nhân viên… Nhiều khi chị tự hỏi, không hiểu sao một người như anh lại có thể sống giữa thời đại bọn chen này.