Vợ à, em có thể thay đổi được không?
Đám giỗ bà ngoại bé Nghi rơi đúng vào ngày chủ nhật nên có đông đủ các thành viên trong gia đình.
Ba nghe vậy liền lên tiếng rầy em, em chống chế: “Con nói cho đỡ tức vậy thôi, chứ nào có thay đổi được gì. Chắc tại số con xui gặp nhằm bến đục, vô duyên nên lấy phải chồng khờ, chẳng biết tính toán gì ngoài việc đi làm công cho người ta…”. Câu sỉ nhục đó khiến anh tức giận bỏ ra ngoài quán uống cà phê một mình, gặm nhấm nỗi buồn.
Vì yêu và chiều em, anh bằng lòng sang nhà em ở rể, bởi vì em ngán làm dâu gia đình đông người. Ba mẹ em dành cho chúng ta một góc nhỏ cuối sân làm tổ ấm. Anh đi làm, em ở nhà nội trợ và chăm con. Thế mà mỗi lần dì dượng Út về chơi, nhìn thấy họ mua sắm thêm thứ gì là em bắt đầu thở vắn than dài, rằng số em bạc phước, rằng lẽ ra em không nên nhắm mắt lấy chồng…
Không chịu nổi những lời càu nhàu của em, sau giờ làm, anh còn gắng chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Xui xẻo cho anh, mới làm thêm được hơn tuần thì tai nạn xảy ra. Anh bị bọn choai choai chạy xe lạng lách quẹt phải khi đang chở khách, nên té gãy chân. Thế là phải nghỉ việc nằm nhà với cái chân bó bột. Từ đó, giông bão nổi lên. Em đề nghị anh về lại nhà cha mẹ một thời gian, vì em không kham nổi chuyện cơm áo gạo tiền. Khi em trai anh sang chở anh, em còn dặn dò rằng cố gắng nhờ mấy chú giúp đỡ, hỗ trợ em hằng tháng một khoản tiền nuôi con cho đến khi anh bình phục và đi làm trở lại.
Anh xa con và em đã hai tuần mà em chưa một lần ghé thăm, cũng không điện thoại hỏi xem sức khỏe anh thế nào. Anh nhớ con nên lại nhờ người chở nó sang bên nội. Câu đầu tiên con bé nói khi nhìn thấy anh là: “Mẹ nhắn ba nhớ gửi tiền cho con đóng học phí tháng này, cả tiền chợ nữa…”. Con đã học lớp 8 rồi, anh có cảm giác em muốn con coi thường anh vì anh không có khả năng lo cho nó đầy đủ những gì như con dì Út có... Tự nhiên anh cảm thấy thất vọng và chán nản.
Tâm sự nỗi lòng với các em trong nhà, mấy chú xui anh ly dị. Đó là chuyện anh chưa từng nghĩ đến, và không hề muốn nó xảy ra.
Em có thể thay đổi được không?