Việt Nam đón mưa sao băng Orionids được tạo ra từ sao chổi nổi tiếng nhất mọi thời đại
Người yêu thiên văn Việt Nam và khắp thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Orionids sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 21/10, rạng sáng ngày 22/10.
Càng về những tháng cuối năm, nhiều hiện tượng kỳ thú trên bầu trời sẽ diễn ra mà người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường. Đặc biệt, tháng 10 năm 2022 người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng 6 hiện tượng thiên văn thú vị, trong đó trận mưa sao băng Orionids xảy ra vào cuối tháng là sự kiện được nhiều người đón đợi.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, mưa sao băng Orionids là trận mưa sao bằng trung bình, tạo ra lên đến 20 ngôi sao một giờ khi đạt cực đại. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi còn sót lại của sao chổi Halley đã được biết đến và được quan sát từ thời cổ xưa.
Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11. Cực đại của năm nay là vào đêm ngày 21 tháng 10. Trăng lưỡi liềm mỏng sẽ để lại bầu trời đêm cho một màn trình diễn tốt. Thời điểm quan sát tốt nhất là từ một địa điểm tối sau nửa đêm. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Orion nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Tại Việt Nam, chỉ một vài khu vực có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này, bởi theo dự báo thời tiết, khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ ngày hôm nay trời nhiều mây, có mưa rải rác từ sáng đến đêm. Với điều kiện thời tiết như vậy, gần như các khu vực này không thể nhìn rõ được các vệt sao quét qua bầu trời.
Trong khi đó, địa phương có thể theo dõi trận mưa sao băng này là TPHCM. Theo định vị trên Time and Date, người yêu thiên văn tại TPHCM có thể theo dõi trận mưa sao băng này vào khoảng đêm muộn ngày 21, rạng sáng ngày 22/10 với tần suất cao nhất lên tới khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ.
Thời điểm quan sát tốt nhất sẽ là chập tối từ một địa điểm tối cách xa ánh đèn thành phố. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Draco nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Trước đó, ngày 7 tháng 10 cũng đã diễn ra một trận mưa sao băng khác - Mưa sao băng Draconids.
Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ kéo dài chỉ tạo ra khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi sao chổi 21P Giacobini-Zinner để lại, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1900. Draconids là một trận mưa sao băng bất thường vì thời điểm đẹp nhất để xem nó là vào chập tối thay vì rạng sáng như phần lớn những trận mưa sao băng khác.
Trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 hàng năm và năm nay sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 7/10.
Ngoài mưa sao băng Orion, trong những ngày còn lại của tháng 10, người yêu thiên văn vẫn có thể chiêm ngưỡng nhiều hiện tượng thú vị khác.
Ngày 25 tháng 10 – Trăng mới
Mặt Trăng sẽ ở cùng hướng với Trái Đất so với Mặt Trời và sẽ không xuất hiện trên bầu trời đêm. Giai đoạn này diễn ra vào 17:49 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát những thiên thể mờ nhạt như thiên hà và cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Ngày 25 tháng 10 – Nhật thực một phần
Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng chỉ che đi một phần của Mặt Trời, đôi khi trông giống như một chiếc bánh quy cắn dở. Nhật thực chỉ có thể được quan sát an toàn nếu có tấm lọc ánh sáng mặt trời hoặc bằng cách nhìn vào bóng của nó.
Nhật thực một phần lần này sẽ được quan sát tốt nhất ở một vài khu vực phía tây nước Nga và Kazakhstan. Địa điểm quan sát tốt nhất là ở trung tâm nước Nga với độ che phủ là 80%. Hiện tượng này không quan sát được ở Việt Nam.