Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ, "già đi một cách thanh lịch" không đơn giản như bạn nghĩ

Tú Linh,
Chia sẻ

Ở Trung Quốc, xu hướng "già đi một cách thanh lịch" không dành cho tất cả mọi người. Để sống trong những cộng đồng dưỡng lão cao cấp với vườn cây xanh mát và dịch vụ tiện nghi, người ta phải trả giá đắt.

Khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc bắt đầu nghĩ về tuổi già, họ không còn hài lòng với những viện dưỡng lão bình thường, nơi cuộc sống đơn điệu và thiếu thốn dịch vụ. Thay vào đó, những khu dưỡng lão cao cấp hội tụ đủ tiện nghi từ ăn, ở, chăm sóc y tế đến giải trí trở thành biểu tượng của một cuộc sống về già "ưu nhã". Nhưng để bước qua cánh cổng ấy, không chỉ cần tuổi tác mà còn phải có túi tiền dày cộp. Vậy thực tế, chi phí để sống già đi một cách sang trọng là bao nhiêu?

"Già sang" đắt đỏ như thế nào?

Tại Trung Quốc, thị trường dưỡng lão cao cấp bắt đầu nở rộ trong 2 thập kỷ gần đây. Từ năm 2007, các tập đoàn bảo hiểm lớn như Taikang, China Life, Union Life đã đi khảo sát mô hình dưỡng lão tại Mỹ, Nhật để chuẩn bị "chơi lớn" ở sân nhà. Năm 2009, Taikang nhận được giấy phép thí điểm đầu tiên từ cơ quan quản lý, mở màn cho cuộc đua đầu tư hàng ngàn tỷ nhân dân tệ vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, phân khúc này đã được định vị chỉ dành cho khoảng 3% người già thuộc nhóm giàu có nhất theo mô hình "90-7-3" (90% tự chăm sóc tại nhà, 7% nhờ cộng đồng hỗ trợ, 3% vào viện dưỡng lão cao cấp).

Ở Mỹ, mô hình dưỡng lão cao cấp như "Sun City" đã xuất hiện từ những năm 1960, tập trung vào dịch vụ chăm sóc toàn diện, thu phí bảo lãnh và phí dịch vụ hằng tháng. Chủ sở hữu chỉ có quyền thuê, không có quyền sở hữu nhà.

Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ,
Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ,
Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ,
Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ,

Dịch vụ dưỡng lão ở khu Taikang Yanyuan.

Tại Trung Quốc, hiện có 2 hình thức chính để vào ở:

- Đặt cọc trực tiếp: Ví dụ, cộng đồng Guoshou Fubao ở Thâm Quyến yêu cầu đặt cọc 3–30 vạn tệ (khoảng 100-1 tỷ đồng). Khu Taikang Yanyuan thì cao hơn: Đặt cọc 120–300 vạn tệ (khoảng 4,2–10,5 tỷ đồng), cộng thêm 20 vạn tệ (~700 triệu đồng) tiền dịch vụ.

- Mua bảo hiểm: Đây là hình thức phổ biến hơn. Khách hàng mua các gói bảo hiểm nhân thọ, hưu trí có tổng phí từ vài trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng, khi đến tuổi sẽ được dùng chính số tiền đó để chi trả dịch vụ dưỡng lão.

Tùy thành phố, mức chi phí để đủ điều kiện vào ở khác nhau:

- Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến: Tổng phí ~240 vạn tệ (~8,1 tỷ đồng).

- Nam Xương, Thẩm Dương, Nam Ninh: ~120 vạn tệ (~4,2 tỷ đồng).

- Một số dự án siêu sang như Ping An Yinian City yêu cầu từ 1888–4888 vạn tệ (~66–171 tỷ đồng).

Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ,

View từ Thành cổ Bình Dao.

Vì sao các tập đoàn bảo hiểm vẫn đầu tư mạnh vào một lĩnh vực "đốt tiền" như vậy?

Với họ, lợi nhuận không chỉ đến từ phí dịch vụ, mà còn từ việc:

- Tăng doanh số bảo hiểm nhờ kết hợp bán kèm dịch vụ dưỡng lão.

- Giá trị bất động sản tăng giá mạnh mẽ theo thời gian.

Ví dụ: Dự án Taikang Yanyuan giai đoạn 1 từng có chi phí xây dựng 14,5 tỷ tệ (~50.000 tỷ đồng), giá thành 1,6 vạn tệ/m2 nhưng nay khu vực này đã có giá 4 vạn tệ/m2.

Tuy nhiên, ngay cả khi không tính giá đất, vận hành một khu dưỡng lão cao cấp vẫn là bài toán khó. Phải mất từ 5–8 năm với tỷ lệ lấp đầy trên 60%, mới hy vọng hòa vốn.

Ở Bắc Kinh, Thượng Hải, tỷ lệ lấp đầy có thể đạt 95–98%, nhưng ở các thành phố nhỏ, lợi nhuận vẫn là câu hỏi chưa lời đáp.

Cuộc đua không dành cho người đến sau

Những ông lớn đầu ngành đã chiếm lĩnh thị trường. Những đơn vị vào sau như nhà đầu tư Wang Xin thừa nhận: "Bây giờ mới làm dưỡng lão thì quá muộn, đất đắt, chi phí cao, khách hàng đã bị chiếm gần hết".

Các công ty nhỏ hơn chọn cách "nhẹ vốn": Hợp tác với cộng đồng dưỡng lão công lập, thuê lại vận hành hoặc đầu tư thuê dài hạn thay vì tự xây mới.

Mỗi mô hình đều có ưu nhược: Tự xây tốn hàng chục tỷ nhưng kiểm soát chất lượng tốt hơn, thể hiện đẳng cấp thương hiệu. Thuê lại nhanh gọn, linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Viện dưỡng lão không đại diện cho sự cô đơn hay khốn khổ,


Không phải công ty nào cũng được phép tham gia

Theo quy định năm 2023, chỉ những công ty bảo hiểm có:

- Vốn điều lệ trên 50 tỷ tệ (~170.000 tỷ đồng).

- Tỷ lệ an toàn vốn và chỉ số rủi ro tốt trong 4 quý liên tiếp.

- Kết quả xếp hạng quản lý rủi ro loại B trở lên.

Toàn thị trường chỉ khoảng 30 công ty đủ điều kiện bước chân vào sân chơi này.

Tương lai nào cho thị trường bạc tỷ?

Dù vậy, cuộc chơi vẫn chưa kết thúc. Trung Quốc đang bước vào thời kỳ dân số già hóa nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là: Liệu các cộng đồng dưỡng lão cao cấp có trở thành chuẩn mực mới của người giàu về già? Hay vẫn mãi chỉ là "sân chơi xa xỉ" của một nhóm người thiểu số?

Và quan trọng hơn: Ai sẽ là người viết tiếp câu chuyện "ưu nhã già đi" giữa kỷ nguyên bạc tỷ của nền kinh tế bạc?

Chia sẻ