Vì sao trực thăng, máy bay chở khách lại không có dù nhảy thoát nạn?

Huỳnh Duy,
Chia sẻ

Nhiều người cho rằng nhảy dù là cách thoát hiểm nhanh nhất trong trường hợp máy bay gặp nạn, thế nhưng mọi việc liệu có đơn giản như vậy không?

Trên tất cả các chuyến bay thương mại của mọi hãng hàng không thế giới, bên dưới mỗi ghế ngồi của hành khách đều có áo phao. Đây là một trong những món đồ cấp thiết có thể cứu sinh mạng của phi hành đoàn. Thế nhưng, đã bao giờ bạn đặt câu hỏi, tại sao máy bay không trang bị thêm thiết bị dù nhảy cho mỗi hành khách?

Vì sao trực thăng, máy bay chở khách lại không có dù nhảy thoát nạn? - Ảnh 1.

Đối với người chưa được huấn luyện thì việc nhảy dù rất nguy hiểm (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Có nhiều nguyên nhân khiến dù nhảy, dù là một phương pháp có thể giúp cứu sống phi hành đoàn, nhưng lại không được trang bị trên máy bay:

Đầu tiên, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thật ra để có thể sử dụng dù thành thạo, hành khách trước đó phải trải qua khóa học đào tạo nghiêm ngặt. (Điều này là không thể chắc chắn với tất cả khách hàng)

Với những người chưa được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp, sẽ khó mà có thể xử lý kịp thời trong các tình huống xảy ra, đặc biệt là khi tâm lý còn đang bất ổn, hoang mang và lo lắng. Việc vội vàng nhảy dù trong tình huống không đánh giá rõ mức độ nguy hiểm, hiểu rõ độ cao, tốc độ, cũng như địa hình phía dưới khó tránh khỏi những thương vong.

Yếu tố tâm lý cũng có thể khiến hành khách đòi nhảy dù ngay khi chỉ cần xuất hiện một số sự cố máy móc hay những rung động nhỏ trên máy bay. Tình huống này không chỉ khiến hành khách đối mặt với nguy hiểm nhiều hơn mà còn khiến các hành khách khác hoảng loạn và đòi nhảy theo.

Vấn đề tiếp theo liên quan tới tốc độ máy bay khi đang hoạt động trên không. Thông thường, tốc độ máy bay khi đang hoạt động luôn ở mức cao, rơi khoảng 800-900km/h. Nếu nhảy ra khỏi máy bay vào lúc này, bạn sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay, trong trường hợp bạn có thể thắng được lực hút này thì cũng sẽ bị thương nặng thậm chí tử vong bởi sự va đập của gió.

Ngoài ra, áp suất khí quyển giống bên trong và bên ngoài máy bay đang trên cao (độ cao khoảng 10 nghìn mét), có sự chênh lệch lớn, điều này dẫn đến cửa khoang của hành khách trên không trung không hề mở và tất nhiên và hành khách cũng không thể nhảy dù để thoát thân. Và nếu có mở được cửa để các hành khách nhả dù thì họ cũng sẽ bị hút khỏi máy bay ngay trước khi kịp phản ứng. 

Vì sao trực thăng, máy bay chở khách lại không có dù nhảy thoát nạn? - Ảnh 2.

Việc trang bị dù nhảy cho hành khách là bài toán không khả thi (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Một vấn đề khác là chi phí. Nếu mỗi hành khách có một chiếc dù nặng khoảng 7 kg, trọng lượng máy bay tăng thêm khoảng 1.360kg (Tính theo dòng máy bay Boeing 737 có thể chứa khoảng 200 người, bao gồm tiếp viên phi hành đoàn). Theo nguyên lý chung, máy bay càng nặng, nhiên liệu đốt càng nhiều, như vậy chi phí bỏ ra cũng sẽ lớn hơn. 

Đó là chưa kể, những chiếc máy bay vận tải thương mại luôn bay ở độ cao rất lớn, một bộ đồ nhảy dù đủ tiêu chuẩn ở độ cao này có giá khá đắt đỏ và mỗi hành khách trước khi lên máy bay cũng cần phải trải qua khóa học nhảy dù với chi phí cũng không hề rẻ. Do đó, việc trang bị dù nhảy cho hành khách là bài toán không khả thi.

Trước khi một chiếc máy bay dân dụng bắt đầu vận chuyển hành khách, nó phải trải qua một quá trình thử nghiệm rất dài, hơn một ngàn chuyến bay thử để phát hiện và loại bỏ mọi khiếm khuyết. Xác suất an toàn đường không phải cao gấp 10 lần xác suất an toàn đường bộ.

Chia sẻ