Vì sao người lao động phản đối được thưởng thêm 3 tháng lương?
Phát biểu về việc doanh nghiệp phải thưởng Tết bằng 3 tháng lương của Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội đã gây ra những phản ứng gay gắt.
Bà Hương- Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) nói: “Thưởng Tết cũng là văn hoá Á Đông, chi tiêu cho Tết thường tăng khoảng 30% so với ngày thường, cần một khoản bù đắp tương ứng. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn xem thưởng Tết như 'ban phát', nhưng đó là tiền người lao động đáng được hưởng".
Không dừng lại ở phát biểu, bà Hương cho biết đã đề cập chuyện này với Bộ trưởng LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền. Và dù còn nhiều vướng mắc, nhưng bà tin việc này không chỉ giúp người lao động có được một khoản thưởng tết chính đáng, mà còn nâng cao năng suất lao động, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động.
Tết là nỗi lo chung của người lao động nghèo
Những tưởng được thêm lương, người lao động phải nhiệt tình ủng hộ nhưng ngược lại, nhiều người đã phản đối quyết liệt việc này.
"Nếu bắt buộc doanh nghiệp phải trả thêm 3 tháng lương nữa thì sao gọi là thưởng? Thưởng là phải được xét trên kết quả làm việc và quá trình phấn đấu của người lao động cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ có người được thưởng nhiều người được ít và có người thậm chí bị phạt. Nếu DN thua lỗ thì trả lương còn khó chứ thì gì ra để thưởng? Nếu áp dụng theo cách của Singapore thì các doanh nghiệp chỉ đơn giản là lấy tổng lương 1 năm chia cho 15 làm lương tháng là xong!”, anh Xuân Tùng chia sẻ quan điểm của mình.
Bạn Hồ Thành bức xúc và cho rằng bà Lan Hương không đặt mình vào vị trí chủ DN: “Làm chủ 1 doanh nghiệp; nhất là trong thời điểm hiện nay bà mới thấy hết khó khăn. Kinh tế sa sút, duy trì đc sản xuất , không lỗ và lo đủ tiền lương thưởng phụ cấp cho CNV hàng tháng đã là tốt rồi. Nếu DN làm ăn ko lãi mà bắt buộc DN phải trả 3 tháng lương thưởng như thế thì chỉ làm cho DN chúng tôi rơi sâu vào khó khăn. DN nào mà ko muốn ổn định đội ngũ CNV , do đó dù khó khăn chúng tôi vẫn phải trích thưởng tết cho CNV theo khả năng chúng tôi có thể thu xếp được. Khi khó khăn kinh tế qua đi, khi DN làm ăn có lãi nhiều thì vấn đề về thưởng tết với CNV bao nhiêu ko phải là chuyện lớn. Do đó ko thể ra Quy chế bắt buộc DN phải trả cho CNV 15 tháng lương mà nên do DN tự cân đối về tình hình tài chính kinh doanh mà thưởng cho CNV.”
Độc giả Hoàng Dược Sư (dongtavn@...) cho rằng đề xuất nói trên là bằng chứng rõ ràng nhất cho căn bệnh quan liêu của những người nghiên cứu chính sách.
"Ngân sách thì dễ tăng thu nhờ tăng thuế, phí chứ còn DN thì tăng lợi nhuận kiểu gì? Ai chẳng hiểu là tăng năng suất lao động nhưng đâu phải cứ tăng mãi được. Hàng năm đã tăng mức lương tối thiểu thì về cơ bản cũng đã ép DN phải tăng năng suất rồi, các công ty sử dụng lao động nhiều như may mặc, chế biến cũng đã phải tăng ca hết cỡ rồi."
Như vậy, tất cả các doanh nghiệp đều tỏ thái độ bức xúc trước quan điểm trên. Họ đang trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình hay đang tìm kế “giết chết” 15 tháng lương?
Không phải người lao động nào cũng được hưởng đủ các chính sách theo đúng luật.
Độc giả Đỗ Quốc Cường thẳng thắn chỉ rõ: “Với tôi, tôi đồng ý quan điểm của vị viện trưởng, tại sao các đanh nghiệp làm ăn luôn kêu thua lỗ? Đồng ý là bây giờ thì đang trong lúc lạm phát. Nhưng chính các công ty lúc bình thường cũng không rạch ròi, làm ăn không hạch toán chi phí, không công khai lương thưởng? Có những công ty còn trốn bảo hiểm xã hội của người lao động đấy!”.
Theo số liệu của Cở LĐTBXH TP Hà Nội, mức thưởng Tết âm lịch cao nhất trên địa bàn thuộc về một doanh nghiệp thuộc khối dân doanh với 74,5 triệu đồng một người. Mức thưởng của khối FDI tại Hà Nội là 66,7 triệu đồng. Trước đó, tại TP HCM, số liệu của Ban quản lý
Các khu công nghiệp - khu chế xuất cho thấy, mức thưởng Tết cao nhất trên địa
bàn này đang thuộc về một doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng với 400 triệu
đồng một người. Một doanh nghiệp khối FDI trước đó cũng công bố mức thưởng
Tết cao nhất lên tới 217 triệu đồng. |