Vì sao ngôi nhà cổ được xây dựng hơn 100 năm trên đầm lầy nhưng không hề bị sụt lún?
Trải qua hơn trăm năm, rốt cuộc dựa trên những kỹ thuật nào mà ngôi nhà vẫn hoàn toàn được nguyên vẹn, thậm chí không hề xuất hiện dấu tích của sự sụt lún hay mài mòn của thời gian?
Nếu có dịp đi du lịch và thám hiểm trong khu rừng ở huyện Vĩnh An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, chỉ cần đi chừng 100km bạn sẽ thấy có một khu nhà cổ bí ẩn đã tồn tại hơn 100 năm và được người dân gọi là nhà cổ An Trinh.
Theo sử sách để lại, đây là kiểu nhà cỡ lớn hiếm thấy ở Phúc Kiến, từng là nơi sinh sống của gia tộc họ Trì, được xây dựng trong những năm 1885-1899.
Khu nhà cổ có tổng diện tích 10.000 m2, với 2/3 bức tường bao quanh được làm bằng đá, trong đó phần đất nền cao 4m nhằm có được độ bền chắc, mang lại không khí mát mẻ, giúp chống lại những mối nguy hại bị cướp bóc và là điểm nhấn đặc biệt tạo nên sức hút mà không một ngôi nhà cổ nào có được thời đó.
Được biết, khu nhà có tổng cộng 360 phòng, trong đó có 12 phòng bếp và 5 miệng giếng nên có thể phục vụ cho 1,000 người đến sinh sống.
Du khách khi tới tham quan nơi đây đều nói vui rằng: "Nếu mỗi ngày ở một phòng thì có khi sẽ mất khoảng 1 năm để có thể ở hết khu nhà này."
Tuy nhiên, ít ai đoán được rằng, khu nhà cổ với những bức tường cao hàng chục mét này được sử dụng hơn 10.000 tấn đất đá lại được xây dựng trên đầm lầy. Vậy trải qua hơn trăm năm, điều này rốt cuộc được dựa trên kỹ thuật nào mà ngôi nhà vẫn hoàn toàn được nguyên vẹn, thậm chí không hề xuất dấu tích của sự sụt lún hay mài mòn của thời gian?
Thì ra, người xưa đã có một phương pháp viết nên tục ngữ: "Nhật sài thiên niên sam, thủy tẩm vạn năm tùng".
Câu này có nghĩa là gỗ cây từng ngâm trong nước càng lâu càng cứng. Do đó, dùng gỗ cây từng xây nền nhà không những chắc chắn mà còn giúp nhà chống được sự mục nát.
Dựa vào nguyên lý này, khi xây dựng công trình, người xưa đã sử dụng lượng gỗ lớn được lát dưới nền nhà với tổng cộng 18 lớp. Sau đó, đất và đá được đổ lên trên đầm lầy để trở thành một mặt nền vững chắc hơn. Khu nhà vì thế mà vẫn tồn tại lâu bền, không bị mục nát hơn 100 năm.
Ngoài ra, công trình này vốn là nơi sinh sống của gia tộc họ Trì nên đã rất lâu không có người ở. Nhiều du khách đã phát hiện ra rằng bên trong các căn phòng ở đây không hề xuất hiện sự tồn tại của mạng nhện giăng kín hay ruồi nhặng vây quanh nên đây lại là chi tiết nảy sinh ra những lời đồn đoán khiến nhiều người phải tò mò.
Tuy nhiên, các chuyên gia lập tức phản biện lại quan điểm và cho biết không hề có hiện tượng bí ẩn nào xảy ra. Nhà cổ An Trinh vốn là công trình nằm ở vùng rừng núi khí hậu nóng ẩm nên cứ vào khoảng mùa hè và mùa thu sẽ có rất nhiều dơi bay vào làm tổ.
Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Ngoài ra, đây cũng là thức ăn chính của nhện, do đó, khi hết nguồn thức ăn sẵn có nên nhện và các loại côn trùng sẽ không có cơ hội để sinh sôi và phát triển.
Hiện tại, khu nhà cổ An Trinh này vẫn là một trong những công trình nổi tiếng và hàng năm luôn nhận được một lượng khách du lịch đến thăm quan và thưởng ngoạn.