Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn trước khi nấu?

MAI MAI (Nguồn: Sina)/ VTC News,
Chia sẻ

Bạn có thể rửa sạch khoai lang rồi để nguyên vỏ để luộc nhưng không thể làm vậy với sắn; bạn có biết vì sao phải gọt vỏ sắn trước khi nấu?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, sắn (khoai mỳ) còn là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, niacin... Sử dụng sắn đúng cách, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, giảm cân, điều hòa huyết áp...

Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn?

Đối với khoai lang, bạn có thể gọt vỏ trước khi nấu hoặc chỉ cần rửa thật sạch rồi cho vào luộc, hấp, nướng nhưng với sắn lại khác. Trong việc chế biến sắn, bạn nhất thiết phải lột bỏ toàn bộ phần bỏ dày bọc bên ngoài trước khi dùng để nấu nướng, tuyệt đối không chờ nấu xong mới lột vỏ.

Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn trước khi nấu? - Ảnh 1.

Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn? (Ảnh: Sohu)

Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn trước khi nấu? Trong vỏ sắn có một chất độc là axit hydrocyanic, rất có hại cho cơ thể con người. Nếu bạn bị đau đầu, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn sắn, nhiều khả năng đó là dấu hiệu ngộ độc do axit hydrocyanic. Những người dễ bị dị ứng có thể bị ngứa da và phát ban sau khi ăn sắn cũng vì nguyên nhân này.

Một số người già, trẻ em và những người có vấn đề về đường tiêu hóa yếu bị chướng bụng, tiêu chảy và khó chịu khác sau khi ăn sắn. Điều này có thể là do sắn là nguyên liệu thô, chứa một lượng lớn tinh bột khó tiêu hóa, cũng có thể do axit hydrocyanic.

Để loại bỏ chất độc trên, mọi người cần phải gọt bỏ vỏ sắn trước khi nấu, lột sạch không chỉ lớp vỏ nâu bên ngoài mà toàn bộ lớp vỏ trắng dày.

Cách chế biến sắn an toàn

Để có các món ăn từ sắn thật ngon và an toàn, bạn cần cẩn thận trong chế biến. Các chuyên gia khuyến cáo 3 bước cần được thực hiện:

Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn trước khi nấu? - Ảnh 2.

Luôn gọt vỏ sắn khi chế biến. (Ảnh:Sohu)

Gọt bỏ vỏ sắn: Khi mua sắn về, bạn cần gọt bỏ vỏ sắn bao gồm cả lớp vỏ nâu và vỏ trắng bên trong. Đây là nơi chứa rất nhiều axit hydrocyanic có thể gây ngộ độc.

Cắt khúc sắn và ngâm trong nước: Khâu này giúp giảm lượng xyanua, một chất có thể gây hại cho cơ thể con người trong sắn. Ngâm nước từ 6-12 tiếng để làm sạch độc tố của sắn. Trong quá trình ngâm, nếu thấy nước đục, bạn nên thay nước mới.

Nấu chín kỹ: Sắn có thể sử dụng để nấu chè, làm bánh, hấp, nướng. Dù là phương pháp nào, bạn cũng cần đảm bảo sắn được làm chín hoàn toàn để không gây phản ứng phụ hoặc ngộ độc.

Vì sao chúng ta luôn phải gọt bỏ vỏ sắn trước khi nấu? - Ảnh 3.

Tránh sử dụng sắn sống sẽ dễ gây ngộ độc. (Ảnh:Sohu)

Mặc dù đây là thực phẩm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn nhưng các chuyên gia khuyên không nên ăn sắn quá hai lần mỗi tuần. Đặc biệt, tránh ăn sắn khi bụng đói vì có thể gây khó chịu cho dạ dày. Bạn nên kết hợp sắn cùng với các thực phẩm khác để tránh gây đầy bụng.

Nếu sử dụng sắn trong một vài ngày, chúng ta có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng ngoài hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản, cần lưu ý tránh côn trùng xâm nhập. Nếu thấy sắn có dấu hiệu ẩm, mốc, đổi màu thì cần nhanh chóng loại bỏ, không nên tiếp tục sử dụng.

Chia sẻ