Vì người phụ nữ này, 16 năm trước không một tờ báo nào chụp được bức ảnh dung nhan của Trương Quốc Vinh khi tự vẫn
Trần Thục Phân - quản lý nhiều năm của Trương Quốc Vinh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ hình ảnh và sự tôn nghiêm của Ca Ca khi xảy ra sự việc.
Vậy là đã tròn 16 năm Trương Quốc Vinh tạ thế để lại niềm xót xa cho hàng triệu người hâm mộ. Cuộc đời của bậc tài hoa bạc mệnh khiến cho bao người phải đau buồn và mãi khắc khoải những tác phẩm nghệ thuật để đời của Ca Ca. Vào ngày này, truyền thông và người hâm mộ lại chia sẻ những câu chuyện đẹp của anh cùng những bí ẩn xung quanh cái chết khiến showbiz Hong Kong mất đi một ngôi sao lớn.
Vào đúng 6h43phút ngày 1/4 năm 2003, Trương Quốc Vinh nhảy lầu tự sát tại khách sạn 24 tầng Mandarin Oriental ở Hong Kong, kết thúc sinh mệnh ngắn ngủi. Truyền thông châu Á chấn động trước sự ra đi quá đỗi đột ngột của nam tài tử.
Ngày đó, Trần Thục Phân làm quản lý cho Trương Quốc Vinh. Theo những gì mà cô còn nhớ, vào ngày hôm đó, Ca Ca không hề có bất cứ biểu hiện nào bất thường. Ngay cả những người bạn thân xung quanh cũng không nhận ra điều gì khác với thường ngày.
Trước khi qua đời, Trương Quốc Vinh bị bệnh. Theo lời bạn bè, tay anh liên tục run lẩy bẩy. Điều này khiến Ca Ca rất buồn, nhưng chẳng ai có thể giúp được anh ấy.
Ngày 1/4 định mệnh ấy, Trương Quốc Vinh có hẹn với quản lý Trần Thục Phân tới khách sạn Mandarin Oriental. Vậy nhưng ngày hôm ấy, Trần Thục Phân đợi rất lâu vẫn không thấy bóng hình của Ca Ca xuất hiện. Khi đó cô có nhấc máy gọi điện, Ca Ca có nhắn hay đợi anh ấy ở cổng khách sạn. Và rồi, một tiếng động cực mạnh dội vào tai. Thục Phân nhìn thấy Ca Ca nằm trên mặt đất.
Năm đó, Trần Thục Phân khi nhận lời phỏng vấn của báo giới đã nói, cô cảm nhận được rằng Ca Ca biết cô có thể lo lắng chu toàn chuyện hậu sự của mình nên mới quyết định ra đi trước mặt cô ấy đến thế. Trần Thục Phân là một người vô cùng nhạy bén và hiểu Trương Quốc Vinh. Biết rằng khi còn sống, Ca Ca luôn yêu thích cái đẹp, không bao giờ muốn người khác nhìn thấy bản thân mình xấu xí, nên thời điểm đó, những gì mà Trần Thục Phân nghĩ rằng mình có thể làm tốt chính là bảo vệ sự tôn nghiêm, ý niệm của Ca Ca, không thể đề truyền thông chụp được bức ảnh di dung cuối cùng của Ca Ca ngày quyên sinh ấy.
Và cuối cùng, Trần Thục Phân đã thành công. Truyền thông dù thần thông quảng đại đến đâu cũng không thể có được 1 bức ảnh chụp hiện trường về gương mặt của Trương Quốc Vinh ngày ấy.
Người phụ nữ này vô cùng thông minh. Ngay khi nhìn thấy Ca Ca nằm bất động trên mặt đất, Trần Thục Phân đã nhanh chóng vào trong khách sạn, yêu cầu bảo an báo với cảnh sát, đồng thời bảo vệ Trương Quốc Vinh, không cho bất cứ ai được quyền chụp ảnh. Gọi điện cho phía cảnh sát, Trần Thục Phân cũng hết sức bình tĩnh, nói với cảnh sát rằng: "Có một người ngất xỉu bên ngoài khách sạn Mandarin Oriental", không hề nhắc tới từ "nhảy lầu". Thời điểm đó, Hong Kong có sử dụng 1 chiếc máy mang tên "999", phóng viên có thể cùng nghe với cảnh sát và cứu hoả về các vụ việc xảy ra thông qua chiếc máy này, nhờ đó có mặt tại hiện trường kịp thời. Với sự nhanh nhạy của mình, Trần Thục Phân đã thành công trong việc tránh bị phóng viên theo dõi, biết đến sự việc quá sớm.
Vì Mandarin Oriental là 1 khách sạn lớn nên khi xảy ra vụ việc, ban đầu chỉ có xe cứu thương tới. Tuy nhiên, khi phát hiện đây không phải là sự cố đơn thuần, xe cứu thương đã báo ngay về phía bệnh viện "5 phút nữa cần chuẩn bị chỗ, có người bay trong không trung". Điều đó có nghĩa rằng, bệnh viện cần chuẩn bị gấp phòng, trong vòng 5 phút nữa bệnh nhân sẽ được chuyển đến. Người bị thương là người nhảy lầu tự tử.
Mãi tới lúc này, phóng viên mới biết đã có chuyện lớn xảy ra, nhanh chóng tới hiện trường và bệnh viện, tuy nhiên lúc này đã quá muộn. Trần Thục Phân đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sự tôn nghiêm và hình ảnh cho Ca Ca. Ở trên cao nếu Trương Quốc Vinh có biết được, sẽ cảm thấy được an ủi phần nào.
Những bức ảnh cuối cùng về hiện trường năm ấy
Nguồn: QQ, BJH