Vì lo lắng, các bà mẹ đang "quản" con gái thế nào?
Trước vụ giết và hiếp dâm trẻ em vừa diễn ra tại Sơn Tây, các gia đình có con gái không khỏi lo lắng. Để yên tâm, một số ông bố bà mẹ áp dụng đủ kiểu cách trông chừng con 24/7.
Chăm chăm trông chừng, giám sát con gái
Sau vụ án man rợ ở Sơn Tây, đọc báo thấy nhiều vụ xâm hại các bé gái, bà mẹ 2 con Nguyễn Phương, 29 tuổi (Mai Động, HN) không khỏi bất an, lo lắng.
Phương nghĩ ngay đến cô con gái 7 tuổi đang học lớp 2 của mình. Thời điểm này, cháu Thảo - con gái chị vẫn trong giai đoạn nghỉ hè nên tối nào cũng ra nhà văn hóa phường để sinh hoạt hè.
Ngày trước, mỗi khi ăn tối xong, Thảo vẫn tự đi sinh hoạt hè với bạn gần nhà bởi nhà văn hóa phường chỉ cách đấy một con ngõ dài vài chục mét. Nhưng mấy hôm nay, sợ không an toàn khi con đi sinh hoạt hè một mình buổi tối, anh chị Phương đã bắt Thảo ở nhà.
Đang được múa hát vui vẻ, bị bắt ở nhà nên cô bé tỏ ra khó chịu và hậm hực. Xin bố mẹ thế nào, Thảo cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu khiến cô bé nhiều lần khóc nấc.
Nhà vợ chồng Toàn - Hồng, 33 tuổi (Đê La Thành - HN) lại đang khổ sở vì trông chừng con kiểu khác. Cũng là người cẩn thận trong việc chăm nom con cái, nhưng thời gian gần đây họ lại càng sát sao với con hơn.
Bình thường, vợ chồng Toàn - Hồng vẫn thuê xe ôm đầu ngõ quen mặt đón đưa Lan Anh - con gái đang học lớp 6. Nhưng thời gian gần đây, đọc nhiều vụ án hiếp dâm và giết trẻ em, gia đình chị âm thầm hủy hợp đồng với xe ôm kia.
Hàng ngày, dù cả hai đều bận việc ở cơ quan nhưng vợ chồng Toàn - Hồng vẫn thay nhau đón đưa cô gái nhỏ đến trường. Nhưng không phải lúc nào họ cũng thu xếp được công việc để đưa đón con.
“Mới hơn 1 tuần phân chia lại kế hoạch đưa đón con đi học mà đã thấy áp lực và oải quá. Nhiều khi ở cơ quan đang dở việc hay có việc gấp, nhưng con cứ gọi ời ời đến đón. Gọi điện cho chồng thì đang bận tiếp đối tác.
Sợ con đứng ngoài vạ vật bị kẻ xấu lạm dụng, mình lại phải cố gắng tìm cách trốn về. Hơn một tuần đưa đón con đi học, mình đã bị giám đốc nhắc nhở vì bê trễ trong công việc 2, 3 lần. Có khi bị sếp cho nghỉ việc lúc nào không biết nữa” - chị Hồng mệt mỏi nói.
Nhiều bậc cha mẹ vì quá lo lắng nên chấp nhận bỏ việc để đưa đón, giám sát con gái (Ảnh minh họa)
"Quản chế" con gái thế nào đúng cách?
Có chồng thường xuyên đi công tác xa nhà, bà nội bà ngoại đều ở quê nên thi thoảng đi đâu đột xuất, bà mẹ 1 con Hải Anh (Khu tập thể Giảng Võ, HN) vẫn trong thế bất khả kháng, đành phải để con ở nhà một mình.
Trước đây, Hải Anh cũng cẩn thận gửi con sang hàng xóm chơi. Tuy nhiên, xét thấy việc này quá mạo hiểm, chẳng khác gì "giao trứng cho ác" và không muốn con lệ thuộc vào hàng xóm quá lâu nên cô đã đóng cửa nhốt con trong nhà.
Cũng may, Bảo Trân - con gái 6 tuổi của cô cũng đã lớn. Trong khi chờ mẹ về, Bảo Trân vẫn ngoan ngoãn ở nhà chơi trò chơi, học bài hoặc xem ti vi.
Chốc chốc, cô lại gọi điện về nhà xem Bảo Trân đang làm gì và luôn nhắc con không được đưa chìa khóa cho người lạ, không nói chuyện với người lạ.
Mỗi ngày dù bận, Hải Anh vẫn cố gắng hướng dẫn Trân những hành vi, những tình huống cụ thể để Trân có thêm kỹ năng tự bảo vệ chính mình. Bà mẹ lo xa cũng nhắc Trân tuyệt đối không cho ai đụng chạm vào cơ quan sinh dục.
"Thời gian này đọc báo thấy nhiều vụ lạm dụng bé gái quá, thế nên tôi nghĩ đây là lúc mình cần phải thường xuyên trò chuyện với con để biết những gì đã xảy ra trong ngày. Tôi cũng không quên kiểm tra cơ thể Trân khi tắm, làm vệ sinh, thay quần áo cho con" - Hải Anh tâm sự.
Thấy người phụ nữ bận rộn này bỗng dưng trông nom con gái sát sao, bác Thư - hàng xóm cạnh nhà Hải Anh cũng phải công nhận: “Vợ chồng nó đúng là cẩn thận thật. Nhưng những cha mẹ có con gái nhỏ cũng nên phải như thế. Nói chung, phải trông chừng con 24/7 thì mới yên tâm được".
Nói về hiện tượng này, chuyên gia Tâm lý Lê Khanh (Phòng tư vấn Tâm lý Gia đình và Trẻ em TP. HCM) cho biết: Hiện nay, tình trạng xâm hại và bạo hành trẻ em chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng cho sự an nguy của con.
Giải pháp tình thế mang tính đối phó họ thường đưa ra là: cấm con tham gia các hoạt động đội nhóm, bỏ thì giờ đưa đón con khi đi học hay tại các lớp học thêm, gia tăng việc kiểm soát các hoạt động của con nhiều hơn... Điều này tuy có thể làm giảm phần nào nguy cơ, nhưng lại tạo ra những căng thẳng khó chịu cho trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy bị “gò bó” hơn trong những khuôn phép mà chúng không thể cãi được.
Điều này làm cho nguy cơ bị xâm hại ở các em gia tăng. Nguyên nhân là do bản thân các em sẽ có tư tưởng “đối kháng” luôn tìm cơ hội vượt ra ngoài những biện pháp mà các em cho là đang bị “quản chế”.
Ngoài ra, khi tạo cho trẻ lệ thuộc vào sự nhắc nhở, che chắn của cha mẹ thì con lại trở nên nhút nhát, không còn khả năng quyết định. Thậm chí, chúng dùng chính các yêu cầu đó để làm yêu sách, đòi hỏi sự chiều chuộng để đổi lấy sự chấp nhận “bảo hộ” của cha mẹ.
Thay vì tạo nên hàng rào giữa con và xã hội, phụ huynh nên dạy trẻ cách tự bảo vệ mình (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, nguy cơ bị xâm hại trẻ có thể đến một cách bất ngờ. Đôi khi chính những đối tượng mà cha mẹ không ngờ đến như những người quen, bạn bè hay người thân trong gia đình tại những địa điểm và thời điểm rất “bình thường” như tại gia đình, tại nhà người quen vào ban ngày...v.v
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cũng khuyên các phụ huynh trong việc bảo vệ con: Để bảo vệ con một cách tương đối an toàn, tuy không thể có một biện pháp tối ưu nào nhưng các bậc cha mẹ phải biết cách rèn luyện cho con khả năng linh hoạt. Dạy trẻ biết nhận ra những yếu tố nguy cơ để chủ động phòng tránh.
Đồng thời gia tăng năng lực tự chủ, biết quyết định và phản ứng trong một số tình huống thay vì lúc nào cũng phải nhắc nhở hay phải đích thân “ra tay” đưa đón con.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm hiểu về bạn bè của con gái. Một mặt để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn trẻ phân biệt bạn tốt, bạn xấu. Mặt khác nên mở rộng mối quan hệ với các phụ huynh khác. Sự hiểu biết, sự liên lạc giữa các gia đình sẽ là những yếu tố gia tăng sự quan tâm lẫn nhau, một điều cần thiết để bảo vệ cho con trẻ.
Có thể nói, thay vì co cụm, xây cho con một “hàng rào” xung quanh gia đình, tách con ra khỏi cộng đồng thì hành động tích cực nhất của cha mẹ là tạo nên những mối liên kết, gắn bó với tập thể. Điều này giúp trẻ mạnh dạn bộc lộ điểm mạnh, yếu trong khả năng tự bảo vệ mình.
Qua đó, cha mẹ biết cách bồi dưỡng cho phù hợp. Trẻ còn có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm từ bạn bè và những bậc đàn anh để ngày một trưởng thành hơn về nhân cách và kỹ năng sống. Đó mới là cách giúp con và bảo vệ con hiệu quả.
Sau vụ án man rợ ở Sơn Tây, đọc báo thấy nhiều vụ xâm hại các bé gái, bà mẹ 2 con Nguyễn Phương, 29 tuổi (Mai Động, HN) không khỏi bất an, lo lắng.
Phương nghĩ ngay đến cô con gái 7 tuổi đang học lớp 2 của mình. Thời điểm này, cháu Thảo - con gái chị vẫn trong giai đoạn nghỉ hè nên tối nào cũng ra nhà văn hóa phường để sinh hoạt hè.
Ngày trước, mỗi khi ăn tối xong, Thảo vẫn tự đi sinh hoạt hè với bạn gần nhà bởi nhà văn hóa phường chỉ cách đấy một con ngõ dài vài chục mét. Nhưng mấy hôm nay, sợ không an toàn khi con đi sinh hoạt hè một mình buổi tối, anh chị Phương đã bắt Thảo ở nhà.
Đang được múa hát vui vẻ, bị bắt ở nhà nên cô bé tỏ ra khó chịu và hậm hực. Xin bố mẹ thế nào, Thảo cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu khiến cô bé nhiều lần khóc nấc.
Nhà vợ chồng Toàn - Hồng, 33 tuổi (Đê La Thành - HN) lại đang khổ sở vì trông chừng con kiểu khác. Cũng là người cẩn thận trong việc chăm nom con cái, nhưng thời gian gần đây họ lại càng sát sao với con hơn.
Bình thường, vợ chồng Toàn - Hồng vẫn thuê xe ôm đầu ngõ quen mặt đón đưa Lan Anh - con gái đang học lớp 6. Nhưng thời gian gần đây, đọc nhiều vụ án hiếp dâm và giết trẻ em, gia đình chị âm thầm hủy hợp đồng với xe ôm kia.
Hàng ngày, dù cả hai đều bận việc ở cơ quan nhưng vợ chồng Toàn - Hồng vẫn thay nhau đón đưa cô gái nhỏ đến trường. Nhưng không phải lúc nào họ cũng thu xếp được công việc để đưa đón con.
“Mới hơn 1 tuần phân chia lại kế hoạch đưa đón con đi học mà đã thấy áp lực và oải quá. Nhiều khi ở cơ quan đang dở việc hay có việc gấp, nhưng con cứ gọi ời ời đến đón. Gọi điện cho chồng thì đang bận tiếp đối tác.
Sợ con đứng ngoài vạ vật bị kẻ xấu lạm dụng, mình lại phải cố gắng tìm cách trốn về. Hơn một tuần đưa đón con đi học, mình đã bị giám đốc nhắc nhở vì bê trễ trong công việc 2, 3 lần. Có khi bị sếp cho nghỉ việc lúc nào không biết nữa” - chị Hồng mệt mỏi nói.
Nhiều bậc cha mẹ vì quá lo lắng nên chấp nhận bỏ việc để đưa đón, giám sát con gái (Ảnh minh họa)
"Quản chế" con gái thế nào đúng cách?
Có chồng thường xuyên đi công tác xa nhà, bà nội bà ngoại đều ở quê nên thi thoảng đi đâu đột xuất, bà mẹ 1 con Hải Anh (Khu tập thể Giảng Võ, HN) vẫn trong thế bất khả kháng, đành phải để con ở nhà một mình.
Trước đây, Hải Anh cũng cẩn thận gửi con sang hàng xóm chơi. Tuy nhiên, xét thấy việc này quá mạo hiểm, chẳng khác gì "giao trứng cho ác" và không muốn con lệ thuộc vào hàng xóm quá lâu nên cô đã đóng cửa nhốt con trong nhà.
Cũng may, Bảo Trân - con gái 6 tuổi của cô cũng đã lớn. Trong khi chờ mẹ về, Bảo Trân vẫn ngoan ngoãn ở nhà chơi trò chơi, học bài hoặc xem ti vi.
Chốc chốc, cô lại gọi điện về nhà xem Bảo Trân đang làm gì và luôn nhắc con không được đưa chìa khóa cho người lạ, không nói chuyện với người lạ.
Mỗi ngày dù bận, Hải Anh vẫn cố gắng hướng dẫn Trân những hành vi, những tình huống cụ thể để Trân có thêm kỹ năng tự bảo vệ chính mình. Bà mẹ lo xa cũng nhắc Trân tuyệt đối không cho ai đụng chạm vào cơ quan sinh dục.
"Thời gian này đọc báo thấy nhiều vụ lạm dụng bé gái quá, thế nên tôi nghĩ đây là lúc mình cần phải thường xuyên trò chuyện với con để biết những gì đã xảy ra trong ngày. Tôi cũng không quên kiểm tra cơ thể Trân khi tắm, làm vệ sinh, thay quần áo cho con" - Hải Anh tâm sự.
Thấy người phụ nữ bận rộn này bỗng dưng trông nom con gái sát sao, bác Thư - hàng xóm cạnh nhà Hải Anh cũng phải công nhận: “Vợ chồng nó đúng là cẩn thận thật. Nhưng những cha mẹ có con gái nhỏ cũng nên phải như thế. Nói chung, phải trông chừng con 24/7 thì mới yên tâm được".
Nói về hiện tượng này, chuyên gia Tâm lý Lê Khanh (Phòng tư vấn Tâm lý Gia đình và Trẻ em TP. HCM) cho biết: Hiện nay, tình trạng xâm hại và bạo hành trẻ em chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng cho sự an nguy của con.
Giải pháp tình thế mang tính đối phó họ thường đưa ra là: cấm con tham gia các hoạt động đội nhóm, bỏ thì giờ đưa đón con khi đi học hay tại các lớp học thêm, gia tăng việc kiểm soát các hoạt động của con nhiều hơn... Điều này tuy có thể làm giảm phần nào nguy cơ, nhưng lại tạo ra những căng thẳng khó chịu cho trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy bị “gò bó” hơn trong những khuôn phép mà chúng không thể cãi được.
Điều này làm cho nguy cơ bị xâm hại ở các em gia tăng. Nguyên nhân là do bản thân các em sẽ có tư tưởng “đối kháng” luôn tìm cơ hội vượt ra ngoài những biện pháp mà các em cho là đang bị “quản chế”.
Ngoài ra, khi tạo cho trẻ lệ thuộc vào sự nhắc nhở, che chắn của cha mẹ thì con lại trở nên nhút nhát, không còn khả năng quyết định. Thậm chí, chúng dùng chính các yêu cầu đó để làm yêu sách, đòi hỏi sự chiều chuộng để đổi lấy sự chấp nhận “bảo hộ” của cha mẹ.
Thay vì tạo nên hàng rào giữa con và xã hội, phụ huynh nên dạy trẻ cách tự bảo vệ mình (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, nguy cơ bị xâm hại trẻ có thể đến một cách bất ngờ. Đôi khi chính những đối tượng mà cha mẹ không ngờ đến như những người quen, bạn bè hay người thân trong gia đình tại những địa điểm và thời điểm rất “bình thường” như tại gia đình, tại nhà người quen vào ban ngày...v.v
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cũng khuyên các phụ huynh trong việc bảo vệ con: Để bảo vệ con một cách tương đối an toàn, tuy không thể có một biện pháp tối ưu nào nhưng các bậc cha mẹ phải biết cách rèn luyện cho con khả năng linh hoạt. Dạy trẻ biết nhận ra những yếu tố nguy cơ để chủ động phòng tránh.
Đồng thời gia tăng năng lực tự chủ, biết quyết định và phản ứng trong một số tình huống thay vì lúc nào cũng phải nhắc nhở hay phải đích thân “ra tay” đưa đón con.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm hiểu về bạn bè của con gái. Một mặt để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn trẻ phân biệt bạn tốt, bạn xấu. Mặt khác nên mở rộng mối quan hệ với các phụ huynh khác. Sự hiểu biết, sự liên lạc giữa các gia đình sẽ là những yếu tố gia tăng sự quan tâm lẫn nhau, một điều cần thiết để bảo vệ cho con trẻ.
Có thể nói, thay vì co cụm, xây cho con một “hàng rào” xung quanh gia đình, tách con ra khỏi cộng đồng thì hành động tích cực nhất của cha mẹ là tạo nên những mối liên kết, gắn bó với tập thể. Điều này giúp trẻ mạnh dạn bộc lộ điểm mạnh, yếu trong khả năng tự bảo vệ mình.
Qua đó, cha mẹ biết cách bồi dưỡng cho phù hợp. Trẻ còn có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm từ bạn bè và những bậc đàn anh để ngày một trưởng thành hơn về nhân cách và kỹ năng sống. Đó mới là cách giúp con và bảo vệ con hiệu quả.